Khi ''ngày đèn đỏ'' chậm ghé thăm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Khi “ngày đèn đỏ” chậm ghé thăm
tamsubantre.org - Khi thấy cô nàng nguyệt san không ghé thăm đều đặn, nhiều XX đã có những hiểu lầm hết sức nghiêm trọng. Vậy những hiểu lầm đó là gì và sự thật là như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi xem nhé!
Hiểu lầm 1: Chậm kinh = Có thai
Một tháng kể từ sau ngày gần gũi với bạn trai và nhận thấy nguyệt san không đến đúng như dự kiến, H thấy lo lắng vô cùng. Chẳng là lần gần gũi cuối cùng với bạn trai, H và anh chỉ dùng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo. Trước đây, kinh nguyệt của H chưa bao giờ chậm tới hơn một tuần như thế này. Lo lắng, H đã mua thuốc ích mẫu về uống nhưng chỉ thấy bụng đau tức và ngực căng lên mà nguyệt san vẫn chẳng thấy tăm hơi. Uống nhiều thuốc, cô thấy bủn rủn cả người và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. H càng tin rằng đó là những biểu hiện của người mang thai. Thế nhưng, khi sử dụng que thử thai, kết quả chỉ là một vạch. H hú hồn hú vía nhưng không hiểu vì sao lại như vậy?
Hiểu lầm 2: Chậm kinh = Trứng không rụng
“Mày cứ yên tâm đi, chậm kinh nghĩa là trứng không rụng bởi nếu rụng thì đã có kinh nguyệt rồi, tao cũng có lúc như vậy và có sử dụng biện pháp tránh thai nào đâu mà vẫn không làm sao cả”. Nghe đứa bạn chia sẻ, L chắc mẩm rằng chậm kinh nghĩa là không có trứng rụng và không có trứng rụng nghĩa là cô sẽ không thể mang thai khi có quan hệ tình dục. L đã chậm kinh hơn tuần nay và tin vào những lời bạn nói nên cô thoải mái gần gũi với bạn trai mà không hề sử dụng biện pháp phòng hộ nào. Thế nhưng, đối lập với suy nghĩ của cô, cô cứ chờ đợi hoài mà không thấy nguyệt san trở lại, trong khi đó bụng cô cứ ngày một lớn dần lên, lo lắng, L lại một lần nữa cầu cứu đứa bạn và được chỉ dẫn dùng que thử thai, kết quả thứ thai hiện lên hai vạch khiến L phát hoảng.
Sự thật là: Trứng thường rụng trước ngày hành kinh đầu tiên của kì kinh tiếp theo 14 ngày, do vậy, dù chưa có kinh nguyệt nhưng trứng có thể đã rụng trước đó. Hơn nữa, do kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của một số yếu tố nêu trên mà trứng có thể rụng bất kì lúc nào, không nhất thiết trong khoảng thời gian tính được. Nhiều XX lầm tưởng rằng có kinh nguyệt nghĩa là trứng cũng đang rụng vào thời điểm đó, còn không có kinh nguyệt nghĩa là trứng không rụng. Do đó, XX vẫn vô tư “vượt rào” mà không quan tâm đến vấn đề tránh thai. Sai lầm này có thể khiến XX phải đối mặt với sự cố tai hại: “đeo ba lô ngược”. Vậy nên nếu thấy kinh nguyệt không đều đặn thì cần nêu cao tinh thần cảnh giác hơn, tránh thai cho tất cả các lần quan hệ tình dục, XX nhé.
Chậm kinh nghĩa là trứng không rụng?
Hiểu lầm 3: Chậm kinh = Vô sinh
C yêu bạn trai đã được hơn một năm và cả hai đều mong muốn để “chuyện ấy” đến đêm tân hôn. Thế nhưng trong lần liên hoan cuối năm, vì uống nhiều bia rượu nên cả hai đã “vượt rào” mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Kết quả là C đã mang thai sau lần gần gũi đó. Vì đang tuổi đi học nên C và bạn trai quyết định bỏ thai, thế nhưng, sau khi hút thai đã gần 6 tuần rồi mà C vẫn không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại. Cô cho rằng kinh nguyệt không xuất hiện trở lại nghĩa là cô đã bị vô sinh do nạo hút thai. C lo sợ khóc hết nước mắt và sức khỏe ngày càng sụt giảm. Cô đau buồn, dằn vặt bản thân vì sai lầm mà từ nay cô đã mất cơ hội được làm mẹ.
Sự thật là: Khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, bác sĩ sẽ hút tổ chức thai nhi và cả lớp niêm mạc tử cung nơi thai nhi đang bám vào. Vì vậy, thời điểm hút thai cũng được coi như một lần kinh nguyệt của bạn gái bởi bản chất kinh nguyệt chính là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra khi trứng không được thụ tinh. Thông thường, kinh nguyệt của bạn gái sẽ quay trở lại sau khi nạo hút thai khoảng 4- 6 tuần, cũng có trường hợp kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn (khoảng 8 tuần). Chỉ trong tình huống nếu sau 8 tuần mà XX chưa thấy nguyệt san xuất hiện trở lại thì mới cần đi khám và siêu âm để kiểm tra xem có vấn đề gì bất thường như viêm dính buồng tử cung, viêm niêm mạc tử cung… hay không. Hơn nữa, không phải bạn gái nào bị viêm dính buồng tử cung, viêm niêm mạc tử cung... đều bị vô sinh cả. Do vậy, nếu thời gian chưa đủ dài thì XX đừng quá nóng lòng khi nhận thấy kinh nguyệt của mình đến chậm sau khi nạo hút thai và cho rằng mình bị vô sinh XX nhé!
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00