Khi nào cần thu hẹp “cô bé”? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh hoạ
Hiện tượng giãn rộng “chỗ ấy” sau khi sinh không chỉ khiến chị em thiếu tự tin trong sinh hoạt mà còn làm giảm hưng phấn trong quan hệ vợ chồng. Thu hẹp âm đạo trở thành một trong những “cứu cánh” giúp “chuyện ấy” trở lại như ngày đầu.Chuyện ấy và "cậu nhỏ".
Khi nào nên tiến hành thu hẹp âm đạo?
Với những phụ nữ sau nhiều lần sinh hoặc khoảng cách sinh con gần, dễ bị giãn rộng âm đạo, tức là các cơ vòng âm đạo giảm khả năng đàn hồi khiến vợ chồng khó đạt được khoái cảm như mong muốn. Tâm lý thiếu tự tin dễ dẫn đến lảng tránh ái ân, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng. Thu hẹp âm đạo sẽ giúp âm đạo nhỏ lại và chật hơn bằng cách cắt bỏ các niêm mạc nhỏ, phần mô thừa sau đó khâu cơ vòng của ống âm đạo lại.
Ngoài ra, thu hẹp cũng góp phần xử lý các ca sa tử cung ở các cụ bà có phần tử cung lồi hẳn ra ngoài gây bất tiện trong sinh hoạt và vệ sinh.
Có thể thực hiện thủ thuật này cho mọi đối tượng?
Mọi phụ nữ khi có nhu cầu đều có thể thực hiện thủ thuật này. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tim mạch, các bệnh nội khoa, bị chứng máu khó đông… nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi quyết định và để bác sĩ có phương pháp giảm đau mê hoặc gây tê phù hợp.
Mất bao lâu để hồi phục và có thể “quan hệ” bình thường?
Đây chỉ là thủ thuật đơn giản nên các vết cắt và may thẩm mỹ này rất mua lành. Sau 2 ngày đầu, người phụ nữ sẽ có cảm giác khó chịu nơi vùng kín nhưng sau một tuần sẽ bình thường trở lại. Dù vậy, nên tránh quan hệ trong hai tháng để vết khâu lành hẳn và phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nên tránh các môn thể thao quá sức như: chạy vượt rào, võ thuật, đua xe đạp hoặc khiêng vác nặng.
Ngoài thủ thuật trên, có biện pháp nào giúp “chỗ ấy” săn chắc hơn không?
Có thể tiến hành song song việc thu hẹp âm đạo và thủ thuật thẩm mỹ cắt môi nhỏ đối với những phụ nữ có phần mô ngoài cơ quan sinh dục hơi dài, rộng không thẩm mỹ hoặc dễ bị sừng hóa do ma sát với trang phục. Ngoài ra, với những bà mẹ sau sinh nên kết hợp các bài tập thể dục cho vùng cơ hông giúp âm đạo săn chắc và tăng khả năng đàn hồi.
Theo Bác sĩ Bùi Chí Thương - Bệnh viện Từ Dũ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00