Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nữ giới Thứ Ba, 16/01/2024, 12:00
Sức khỏe của người phụ nữ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng, quá trình mang thai cũng như sức khỏe của em bé. Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ giúp người mẹ lên kế hoạch mang thai an toàn, cho con khỏe mạnh và hôn nhân hạnh phúc hơn. Do vậy, khám sức khoẻ sinh sản tiền hôn nhân cho nữ giới có ý nghĩa thiết thực trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ và được nhiều cặp đôi quan tâm.
1. Tiền hôn nhân là gì?
Tiền hôn nhân là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình (bao gồm cả những người vị thành niên chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản). Một cách cụ thể hơn, từ trẻ ở tuổi vị thành niên (khi có khả năng sinh sản) cho đến người lớn chưa kết hôn, là đối tượng cần quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân.
2. Lợi ích của khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân
Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hạnh phúc gia đình và sinh con khỏe mạnh. Cụ thể:
- Đánh giá các bệnh lý chung, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
- Phát hiện kịp thời các bệnh lý, nguy cơ về sinh sản để có phương án điều trị sớm, hiệu quả.
- Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của cả hai để lên kế hoạch mang thai an toàn, loại bỏ rủi ro, tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia y tế kịp thời để tránh hệ lụy về sau.
3. Thời gian thích hợp để khám sức khỏe tiền hôn nhân
Theo các chuyên gia, thời gian thích hợp để khám tiền hôn nhân cho các cặp đôi nên ít nhất là từ 3 - 6 tháng trước khi kết hôn.
4. Khám sức khỏe tiền hôn nhân ở nữ gồm những gì?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản. Tùy vào từng hệ thống y tế cũng như gói khám, yêu cầu và tình trạng của cặp đôi mà các hạng mục khám có thể khác nhau.
4.1. Khám sức khỏe tổng quát
- Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
4.2. Khám lâm sàng theo chuyên khoa:
- Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa.
- Khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: lông mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh, tính chất dịch âm đạo.
- Thăm khám âm đạo (bao gồm cả lấy dịch âm đạo để xét nghiệm) chỉ thực hiện khi có yêu cầu chẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng. (Nếu khách hàng không đồng ý, cần giải thích lý do và gợi ý có thể thay bằng thăm khám phụ khoa qua hậu môn, trực tràng).
4.3. Khám cận lâm sàng:
a) Các xét nghiệm cơ bản:
- Chụp X quang tim, phổi (tư thế thẳng hoặc nghiêng).
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, huyết sắc tố, đường máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.
- Soi tươi dịch âm đạo.
Trường hợp nghi ngờ, bác sĩ hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.
b) Các xét nghiệm khác:
- Xét nghiệm máu: Nhóm máu, Nhóm Rh, xét nghiệm sinh hóa máu (GOT, GPT, Ure, Creatini, Cholesterol, Triglycerid). Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện, đánh giá các bất thường có thể gây hại nếu mang thai.
- Xét nghiệm Kháng nguyên viêm gan B, Kháng thể viêm gan B, viêm gan C. Xét nghiệm phát hiện các bệnh này để có phương án phòng bệnh cho đứa trẻ tương lai.
- Xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Giang mai, HIV.
- Siêu âm tổng quát: Siêu âm ổ bụng, bàng quang,...
c) Khám sức khỏe sinh sản nữ:
- Siêu âm phụ khoa
- Siêu âm tuyến vú
- Kiểm tra hormone sinh dục: estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ)
- Sàng lọc di truyền: Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ máu cho cả vợ và chồng giúp có thể xác định được những đột biến về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể rõ ràng. Đặc biệt với những cặp vợ chồng hiếm muộn, sảy thai, thai có bất thường về sinh sản mà không rõ nguyên nhân hoặc trong gia đình có người dị tật thì làm xét nghiệm nhiễm sắc thể là lựa chọn tốt.
5. Trước khi khám sức khoẻ tiền hôn nhân cần chuẩn bị những gì?
Do việc khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm cả việc khám tổng thể, khám phụ khoa, cũng như việc kiểm tra, xét nghiệm nên trước khi đến khám các cặp đôi nên chuẩn bị những việc sau:
- Buổi sáng đi khám nên nhịn đói để lấy máu làm xét nghiệm.
- Kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn đối với cả nam và nữ.
- Đối với phụ nữ : không nên đi khám khi đang đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang đặt thuốc âm đạo,…
Người đến khám nên cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử hoạt động của cơ quan sinh dục (kinh nguyệt, thai nghén, xuất tinh...), tiền sử bệnh, tật của bản thân và gia đình.
6. Khám sức khỏe sinh sản ở đâu?
Các cặp đôi khi muốn khám sức khỏe sinh sản, có thể khám tại Khoa Sản phụ khoa của các bệnh viện tỉnh, thành phố; khoa Nam học của Bệnh viện. Một số Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, trung tâm Y tế dự phòng hiện nay cũng có thể thực hiện khám sức khỏe sinh sản với độ chính xác cao.
7. Chi phí khám sức khoẻ tiền hôn nhân
Đây là vấn đề rất nhiều cặp đôi băn khoăn khi nghĩ đến việc khám sức khoẻ tiền hôn nhân. Bởi lẽ, trước đám cưới công việc chuẩn bị rất nhiều, do đó nhiều cặp đôi đã bỏ qua. Nói về chi phí khám sức khoẻ tiền hôn nhân các bác sĩ cho biết, khó có thể đề cập cụ thể là bao nhiêu, bởi khám sức khoẻ tiền hôn nhân bao gồm nhiều hạng mục khám khác nhau, cũng như mỗi người lại có tình trạng khác nhau nên chi phí khác nhau.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ tạo ra tâm lý thoải mái cho cuộc sống vợ chồng trước đám cưới mà nó còn giúp phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Do đó, không có lý do gì khiến bạn chần chừ, bởi rất có thể bạn đã bỏ lỡ cơ hội khám chữa bệnh từ sớm giả sử đang có bệnh.
Thu Ba tổng hợp
Tham khảo: 1) Vinmec.com/vi; 2) Afhanoi.com; Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - BYT
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- 50 bộ phim về LGBTQ hay nhất bạn nên xem! Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Thông điệp sai lầm trên mạng xã hội về mặt trời và kem chống nắng Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
- Tính thẩm mỹ của Y2K tái xuất hiện như nền tảng văn hóa Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Yêu quá nhiều có thực sự tốt như chúng ta từng nghĩ? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- 5 cách phòng tránh HIV hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Virus HIV sống được bao lâu? 11 lầm tưởng về HIV/AIDS Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Bệnh HIV có chữa được không? Những điều cần biết khi nhiễm HIV Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không? Cách phòng ngừa bệnh HIV Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Phát ban HIV là gì? Những điều cần biết về phát ban HIV Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Mẹ bầu bị nhiễm HIV nên làm gì để ngăn ngừa virus HIV truyền sang con? Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Chuẩn bị tâm lý khi cưới chồng xa Thứ Sáu, 12/01/2024, 15:00