Khám nội tiết là khám gì? Thứ Tư, 26/10/2022, 00:00
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Tuyến nội tiết là các tuyến quan trọng trong cơ thể con người. Rối loạn các tuyến nội tiết gồm cường hoặc suy chức năng đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Với sự phát triển của xã hội hiện đại với lối sống thay đổi, các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như béo phì, đái tháo đường, hội chứng chuyển hoá ngày càng gia tăng.
1. Các bệnh lý nội tiết
Các bệnh lý do rối loạn cân bằng glucose máu:
- Bệnh đái tháo đường
- Tiểu đường type 1
- Tiểu đường type 2
- Tiểu đường thai kỳ
- Hạ đường huyết
Bệnh lý tuyến giáp:
- Bướu nhân, nang tuyến giáp
- Cường chức năng tuyến giáp và bệnh Basedow
- Giảm năng tuyến giáp (suy giáp)
- Viêm tuyến giáp
Bệnh lý tuyến thượng thận:
- Suy tuyến thượng thận
- Hội chứng Conn
- Hội chứng Cushing
- U tủy thượng thận
Bệnh lý tuyến yên:
- Suy tuyến yên
- Đái tháo nhạt
- Rối loạn mỡ máu
2. Khám nội tiết bao gồm những gì?
Kết quả khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ ở bệnh nhân. Ở bước này, bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp bệnh nhân để khai thác các vấn đề về bệnh sử bệnh nhân và gia đình; tiến hành kiểm tra chiều cao, cân nặng, vùng âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt, số lần mang thai... của người bệnh.
2.2 Tiến hành các xét nghiệm về nội tiết
Với kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
- Xét nghiệm LH
Trong cơ thể người phụ nữ, hormone LH có vai trò kích thích cho các nang trứng phát triển thêm, tăng cường bài tiết estrogen và điều khiển quá trình rụng trứng. Tiến hành xét nghiệm LH khi khám rối loạn nội tiết tố nữ giúp đánh giá khả năng sinh sản ở phụ nữ, khi nồng độ LH quá cao thì sẽ làm cho quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Xét nghiệm FSH
Hormone FSH ở cơ thể người phụ nữ có khả năng kích thích phát triển các nang trứng và khởi đầu cho việc bài tiết các estrogen của các nang trứng. Vì vậy tiến hành xét nghiệm này giúp kiểm tra khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng. Người phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang nếu có nồng độ FSH cao.
- Xét nghiệm Prolactin
Prolactin là một loại hormon cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Do đó, khi khám rối loạn hormone thì cần phải tiến hành xét nghiệm Prolactin để biết được khả năng trưởng thành, phát triển của trứng và kích hoạt trứng rụng. Nếu có nồng độ Prolactin cao thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và dễ gây ra bị vô sinh.
- Xét nghiệm AMH
Xét nghiệm AMH được tiến hành để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Nếu lượng AMH quá thấp thì cơ thể phụ nữ sẽ khó đáp ứng với thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, và ngược lại nếu như lượng AMH quá cao thì cơ thể người phụ nữ lại có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.
- Xét nghiệm testosterone
Ở một vị trí nào đó, hormone testosterone cũng tồn tại một lượng nhỏ ở cơ thể người phụ nữ. Khi tiến hành xét nghiệm testosterone, nếu nồng độ testosterone quá cao thì rất có khả năng người phụ nữ đã bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác. Đây là xét nghiệm cần thiết phải thực hiện khi khám rối loạn nội tiết tố nữ.
- Xét nghiệm progesterone
Mục đích của xét nghiệm này là để đánh giá xem buồng trứng có sự phóng noãn hay không.
- Xét nghiệm E2 (Estradiol)
Estradiol là một trong những hormone được sản xuất trong buồng trứng. Nếu nồng độ estradiol quá cao thì người phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, nhức đầu, rối loạn cảm xúc, rụng tóc và có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Khám rối loạn nội tiết tố ở đâu an toàn, nhanh chóng và chính xác là vấn đề khiến không ít chị em đau đầu. Trước vô vàn các bệnh viện, phòng khám tư nhân thì cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình cơ sở uy tín, có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ Thứ Ba, 25/10/2022, 00:00
- Khám phá cách tính tuổi thai nhi, ngày dự sinh chính xác của bác sĩ sản khoa Thứ Hai, 19/09/2022, 16:00
- 8 nguyên tắc mặc đồ lót để bảo vệ sức khỏe vùng kín, bạn đã biết chưa? Thứ Năm, 01/09/2022, 17:00
- CẨM NANG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:00
- Vòng tránh thai nội tiết hiệu quả như thế nào? Thứ Sáu, 05/08/2022, 14:00
- Cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà cực hiệu quả Thứ Sáu, 22/07/2022, 17:00
- Miếng dán tránh thai: Những điều cần biết Thứ Sáu, 04/10/2019, 22:17
- Tìm hiểu về dây hãm bao quy đầu Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
- Sức khoẻ răng miệng khi có thai Thứ Bẩy, 02/08/2014, 00:00
- Một số lưu ý liên quan đến phá thai Chủ Nhật, 20/07/2014, 00:00
- Khí hư Thứ Hai, 07/07/2014, 00:00
- Hiện tượng đa thai Thứ Sáu, 27/06/2014, 00:00