Thông thường việc tính tuổi thai thường dựa vào kết quả khám thai của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tính chính xác đến 99% ngay tại nhà với những cách tính tuổi thai đơn giản.
Khám phá cách tính tuổi thai nhi, ngày dự sinh chính xác của bác sĩ sản khoa Thứ Hai, 19/09/2022, 16:00
Cách tính tuỏi thai mà bạn nên biết
Khi vừa nhận thấy mình có những dấu hiệu mang thai, chắc hẳn bạn sẽ rất tò mò muốn biết bé cưng đã được bao nhiêu ngày tuổi và sẽ tìm hiểu cách tính tuổi thai nhi để có thể xác định điều này hay khi nào bạn sẽ sinh con? Đừng ngạc nhiên nếu khi đi khám thai, bác sĩ thông báo về ngày dự sinh hay tuổi thai của con có thay đổi chút ít so với tính toán ban đầu của bạn. Do đó, cách tính tuổi thai chuẩn xác nhất là hãy tham khảo những tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung trong bài viết sau.
Cách tính tuổi thai chính xác, đơn giản tại nhà
1. Cách tính tuổi thai nhi theo chu kỳ kinh nguyệt
Tuần thai được tính dựa trên kỳ kinh cuối cùng. Tuần mang thai đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Các tuần sau cứ lần lượt cộng thêm vào.
Hiện chưa có cách nào xác định được chính xác thời điểm rụng trứng và thụ thai. Do đó, các bác sĩ sẽ phán đoán ngày bạn thụ thai dựa trên ngày đầu tiên xuất hiện “đèn đỏ” của kỳ kinh cuối.
2. Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và ngày rụng trứng
Tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Do đó, tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.
Thai nhi sẽ phát triển trong tử cung người mẹ khoảng 266 ngày (tương đương 38 tuần) tính từ ngày thụ thai (ngày quan hệ có rụng trứng). Chẳng hạn, nếu ngày rụng trứng là 5/4/2020, trong khoảng thời gian đó bạn có quan hệ vợ chồng thì ngày thụ thai sẽ rơi vào 5/4 hoặc 6/4/2020. Dựa vào đó, bạn có thể thể tính toán tuổi thai theo ngày quan hệ.
Cách tính này áp dụng cho những phụ nữ có kinh nguyệt đều và nhớ chính xác ngày quan hệ, xác định được ngày rụng trứng.
3. Cách tính tuổi thai theo biểu đồ mang thai theo tuần và tháng
Mẹ bầu có thể tính tuổi thai dựa vào biểu đồ mang thai theo tuần và tháng bên dưới:
“Tam cá nguyệt” nghĩa là “3 tháng” vì hầu hết việc mang thai diễn ra trong suốt 9 tháng nên một thai kỳ đều được chia thành 3 tam cá nguyệt:
- Tam cá nguyệt đầu diễn ra từ ngày thụ thai đến khi thai được 13 tuần 6 ngày. Cùng với cảm giác háo hức và mong chờ, mẹ bầu khó có thể tránh khỏi việc mệt mỏi do ốm nghén.
- Tam cá nguyệt thứ hai diễn ra từ tuần thai thứ 14 đến 27 tuần 6 ngày. Trong tam cá nguyệt này, mẹ bầu sẽ cảm thấy sức khỏe ổn định và trở nên tươi tắn hơn. Tình trạng ốm nghén đã qua đi, bụng bầu ngày một to dần lên.
- Tam cá nguyệt thứ 3 diễn ra khi bạn mang thai được 28 tuần cho đến khi hạ sinh. Bạn sẽ cần nạp rất nhiều năng lượng để giúp con yêu phát triển mạnh khỏe cũng như chống chọi với nỗi mệt mỏi đang quay trở lại.
-
Cách tính tuổi thai nhi mà các bác sĩ sản khoa áp dụng
Bác sĩ sẽ dùng kết hợp cả 4 phương pháp để tính gồm: phương pháp tính ngày kinh cuối cùng, khám sức khỏe, siêu âm và đo bề cao tử cung. Mặc dù thời gian sinh không thể xác định chính xác nhưng các bác sĩ cũng có dự đoán trước được ngày dự sinh của bạn.
1. Khám sức khỏe định kỳ
Bác sĩ có thể phỏng đoán tuần thai của bạn thông qua việc đo kích thước của tử cung. Khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, tử cung của bạn nằm ở trên khung xương chậu. Đến 18 tuần, khoảng cách giữa đáy dạ con và xương mu sẽ bằng với số tuần tính từ kỳ kinh cuối cùng. Khoảng 20 tuần, đáy dạ con sẽ nằm gần rốn. Điều này giúp bác sĩ xác định tuần thai. Tuy nhiên, đây không phải là cách dự đoán tuổi thai đúng hoàn toàn bởi phương pháp này có thể bị tác động bởi một số yếu tố như: đa thai, béo phì…
[embed-health-tool-”due-date”]
2. Cách tính tuổi thai khi siêu âm
Siêu âm vẫn giúp xác định được tuần mang thai dù mẹ bầu không nhớ rõ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối hoặc nếu kỳ kinh không đều. Siêu âm giúp xác định tuổi thai dựa trên các phép đo về túi thai và thai nhi.
Vào thời điểm thai khoảng 7-9 tuần, bác sĩ siêu âm đo chiều dài đầu mông (CRL) của thai để tính ra tuổi thai hiện tại và ngày dự sinh. Tính ngày dự sinh vào thời điểm này thì khả năng sai lệch rất thấp, +/- 3 ngày. Nếu mẹ bầu lỡ bỏ qua thời điểm này thì bác sĩ có thể tính ngày dự sinh dựa vào các siêu âm sau. Tuy nhiên thai càng lớn thì độ sai lệch sẽ càng cao. Nếu có siêu âm trong tam cá nguyệt đầu thì càng tốt. Nếu đến tam cá nguyệt 2 mới đi siêu âm thì khả năng sai lệch lên đến 1-2 tuần.
Giữa cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và siêu âm 3 tháng đầu thì bác sĩ sẽ căn cứ vào siêu âm để mang lại độ chính xác cao hơn.
3. Đo bề cao tử cung
Việc đo bề cao tử cung có thể giúp tính tuổi thai. Các bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ xương mu đến đáy tử cung. Thông thường, sau tháng đầu tiên thì chiều cao tử cung sẽ tăng trung bình 4cm mỗi tháng. Như vậy, tuổi thai sẽ được xác định theo công thức: Tuổi thai (tháng) = Chiều cao tử cung/4 + 1 hoặc tuổi thai (tuần) = Chiều cao tử cung + 4.
Cách tính tuổi thai IVF hay tính tuổi thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do bạn đã biết chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.
Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác đó là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy 3 ngày thì sẽ trừ 3 ngày hay 4 ngày thì trừ đi 4.
Do đó, việc tính tuổi thai cho các trường hợp thụ tinh nhân tạo sẽ giúp xác định tuần thai và ngày dự sinh chính xác hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể căn cứ vào kết quả siêu âm và tham vấn ý kiến của bác sĩ để dự đoán ngày dự sinh chính xác hơn.
Nguồn : Hello Bacsi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- 8 nguyên tắc mặc đồ lót để bảo vệ sức khỏe vùng kín, bạn đã biết chưa? Thứ Năm, 01/09/2022, 17:00
- CẨM NANG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:00
- Vòng tránh thai nội tiết hiệu quả như thế nào? Thứ Sáu, 05/08/2022, 14:00
- Cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà cực hiệu quả Thứ Sáu, 22/07/2022, 17:00
- Miếng dán tránh thai: Những điều cần biết Thứ Sáu, 04/10/2019, 22:17
- Tìm hiểu về dây hãm bao quy đầu Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
- Sức khoẻ răng miệng khi có thai Thứ Bẩy, 02/08/2014, 00:00
- Một số lưu ý liên quan đến phá thai Chủ Nhật, 20/07/2014, 00:00
- Khí hư Thứ Hai, 07/07/2014, 00:00
- Hiện tượng đa thai Thứ Sáu, 27/06/2014, 00:00
- Bệnh mảng cứng dương vật Thứ Tư, 25/06/2014, 00:00
- Chấn thương tinh hoàn ở nam giới Thứ Ba, 24/06/2014, 00:00