Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ Thứ Ba, 25/10/2022, 00:00
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang và bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Để có thể hoạt động khỏe mạnh thì cơ thể người phụ nữ cần phải có hệ thống nội tiết để tiết ra các hormone. Trong trường hợp nội tiết tố bị rối loạn sẽ gây ra rất nhiều các loại bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thẩm mỹ của chị em phụ nữ.
1. Thế nào là rối loạn nội tiết tố nữ?
Khi cơ thể người phụ nữ ở trạng thái bình thường thì nội tiết tố sẽ đóng vai trò cân bằng sự trao đổi chất và các chức năng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, khi các hormone quá ít hoặc quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ.
2. Nguyên nhân nào gây rối loạn nội tiết tố nữ?
Một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khiến rối loạn nội tiết tố nữ bao gồm:
- Do hàm lượng estrogen cao:
Thói quen lạm dụng thuốc tránh thai và luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ làm cho hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút và estrogen tăng cao hơn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm rối loạn nội tiết tố nữ và đẩy hàm lượng estrogen lên cao, dẫn đến rối loạn ở tuyến yên, buồng trứng và trục não bộ.
- Do độc tố từ thực phẩm:
Thói quen sử dụng đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp có chứa lượng estrogen lớn cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể và gây mất cân bằng nội tiết tố.
Ngoài ra, thói quen ăn ngọt quá nhiều và bổ sung dinh dưỡng quá mức đều có thể là nguyên nhân dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang; ngoài ra suy dinh dưỡng do ăn kiêng cũng dễ làm suy giảm nội tiết nữ.
- Do ảnh hưởng của mỹ phẩm:
Hiện nay, có rất nhiều các loại mỹ phẩm có thể khiến cho cơ thể tiết ra các nội tiết tố và gây ra sự rối loạn nội tiết tố.
3. Rối loạn nội tiết tố nữ biểu hiện thế nào?
Một khi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bị rối loạn thì sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố rõ nhất chính là:
3.1. Nổi mụn bất thường trên da
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cơ thể nổi mụn bất thường là do sự thay đổi của hệ thống nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì. Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ này rất dễ phát hiện và gặp phải ở đa số chị em phụ nữ.
3.2. Bị đau đầu thường xuyên
Trừ trường hợp bị stress hay mệt mỏi thì lý do duy nhất khiến người phụ nữ bị đau đầu thường xuyên chính là do lượng estrogen quá thấp. Đau đầu thường xuyên cũng chính là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố mà chị em cần phải lưu ý.
3.3. Thường xuyên bị mất ngủ
Mất ngủ là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố cực kỳ nguy hiểm, cảnh báo cơ thể đang có nồng độ progesterone quá thấp. Progesterone là hormone giúp mang đến cảm thấy thoải mái, bình tĩnh và duy trì giấc ngủ ổn định hơn cho người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đang trong điều kiện bình thường mà vẫn bị mất ngủ thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại và chị em phải nghĩ ngay đến việc bị rối loạn nội tiết tố n
3.4. Cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn
Việc cơ thể bỗng nhiên tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường chứng tỏ quá trình cân bằng nội tiết tố trong cơ thể đang gặp vấn đề, làm cho hormone kiểm soát nhiệt độ bị mất đi. Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố này hay gặp ở những người phụ nữ sau khi mãn kinh.
3.5. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Cơ thể có thể mệt mỏi khi gắng sức làm một việc gì đó nhưng nếu như lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi không làm gì thì đây chính là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng mà chị em phụ nữ cần phải đề phòng.
3.6. Cân nặng thay đổi
Khi bị rối loạn nội tiết tố thì cơ thể người phụ nữ sẽ rất dễ tăng cân, dù cho đang ăn kiêng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do việc thiếu hụt hoặc dư thừa một số loại hormone sẽ khiến cơ thể tích trữ mỡ và phá vỡ các khối cơ, gây tăng cân không kiểm soát.
3.7. Gặp phải vấn đề về tiêu hóa
Dạ dày bỗng nhiên khó chịu khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng quá lâu cũng chính là dấu hiệu rối loạn nội tiết tố, nó tương tự như việc cơ thể bị stress và sản sinh ra một lượng lớn hormone và gây ra tình trạng trên. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi nồng độ estrogen cao sẽ làm ảnh hưởng đến vi sinh vật trong ruột và gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa.
3.8. Mất khả năng tập trung
Việc quên trước quên sau hay không thể tập trung để làm một việc gì đó chính là dấu hiệu khi cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ. Nguyên nhân là do lượng estrogen và cortisol thấp.
4. Giải pháp cân bằng nội tiết nữ
Để giúp cân bằng nội tiết tố nữ thì việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, chị em hãy rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để phòng bệnh và duy trì cơ chế sản sinh nội tiết cân bằng, ổn định.
Khi đã bị rối loạn nội tiết tố thì ngoài việc tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ còn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý, uống đủ nước để điều hòa hormone cortisol trong cơ thể một cách hiệu quả nhất. Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ và đa dạng các loại dưỡng chất.
Nên bổ sung các thực phẩm giúp làm tăng nội tiết tố nữ và giảm rối loạn sinh lý phụ nữ như: sản phẩm được chế biến từ đậu nành, cà rốt, tỏi, rau bina, rau diếp, bắp cải, bông cải xanh, chanh, đậu hũ....
Ngoài ra, chị em hãy học cách giữ cho tinh thần luôn thư giãn, lạc quan, vui vẻ và tránh xa các suy nghĩ tiêu cực để giúp cân bằng nội tiết tố hiệu quả hơn.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Khám phá cách tính tuổi thai nhi, ngày dự sinh chính xác của bác sĩ sản khoa Thứ Hai, 19/09/2022, 16:00
- 8 nguyên tắc mặc đồ lót để bảo vệ sức khỏe vùng kín, bạn đã biết chưa? Thứ Năm, 01/09/2022, 17:00
- CẨM NANG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:00
- Vòng tránh thai nội tiết hiệu quả như thế nào? Thứ Sáu, 05/08/2022, 14:00
- Cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà cực hiệu quả Thứ Sáu, 22/07/2022, 17:00
- Miếng dán tránh thai: Những điều cần biết Thứ Sáu, 04/10/2019, 22:17
- Tìm hiểu về dây hãm bao quy đầu Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
- Sức khoẻ răng miệng khi có thai Thứ Bẩy, 02/08/2014, 00:00
- Một số lưu ý liên quan đến phá thai Chủ Nhật, 20/07/2014, 00:00
- Khí hư Thứ Hai, 07/07/2014, 00:00
- Hiện tượng đa thai Thứ Sáu, 27/06/2014, 00:00
- Bệnh mảng cứng dương vật Thứ Tư, 25/06/2014, 00:00