KHÂU TẦNG SINH MÔN BAO LÂU THÌ ĐI ĐẠI TIỆN ĐƯỢC? Thứ Sáu, 27/10/2023, 13:00
Đối với các bà mẹ sinh thường, rạch tầng sinh môn là một trong những thủ thuật được thực hiện khi chuyển dạ để giúp thai sổ ra ngoài dễ dàng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết rạch lại. Vậy khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được? Cách chăm sóc vết thương như thế nào để nhanh lành?
1. Vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường?
Bên cạnh thắc mắc khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện lại bình thường, nhiều chị em còn đặt ra vấn đề vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?
Phần lớn các ca sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Tầng sinh môn thường sẽ giãn nở tự nhiên để em bé có thể chui ra ngoài. Tuy nhiên, trường hợp đầu em bé to thì quá trình sinh nở sẽ diễn ra khó khăn hơn. Khi mẹ cố gắng rặn sẽ tạo nên một áp lực lớn làm rách tầng sinh môn.
Bác sĩ tiến hành rạch tầng sinh môn để em bé ra ngoài dễ dàng hơn
Vì vậy, khi đầu em bé ló dạng qua cửa mình thì bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở tầng sinh môn vị trí 7h bằng kéo phẫu thuật. Khi đó, em bé sẽ dễ dàng được đẩy ra bên ngoài hơn. Điều này sẽ tránh tình trạng rách tầng sinh môn bị động đồng thời tránh được những tai biến như em bé bị ngạt, sang chấn sản khoa,… Sau khi quá trình sinh nở kết thúc, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết rạch lại bằng chỉ tự tiêu.
2. Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện? Khi nào thì vết thương lành?
Việc đi vệ sinh sau khi khâu tầng sinh môn là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm.
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện?
Thông thường, sau khi sinh xong thì khoảng từ 2 - 8 giờ, sản phụ có thể đi tiểu. Đối với việc đi đại tiện thì sau khi khâu tầng sinh môn từ 2 - 3 ngày, mẹ có thể đi vệ sinh nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu thì vẫn nên đi đại tiện chậm hơn nhằm hạn chế những tác động đến vết thương.
Tầng sinh môn mới khâu chưa thực sự hồi phục nên việc đi vệ sinh có thể gây đau đớn và khó khăn hơn bình thường. Ngoài ra, nhiều trường hợp sản phụ gặp tình trạng táo bón sau sinh. Việc rặn nhiều khi đi đại tiện có thể tạo nên áp lực lớn tác động đến tầng sinh môn và gây ra những vấn đề như bung chỉ, đau, chảy máu khiến vết thương lâu lành.
Khâu tầng sinh môn khoảng 2 - 3 ngày thì sản phụ có thể đi đại tiện
Sản phụ cần chú ý không đi vệ sinh ngay sau khi sinh xong vì dễ dẫn đến hiện tượng băng huyết. Nhất là trong khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ sau khi sinh.
Khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?
Hầu hết, vết rạch tầng sinh môn dài khoảng 2 - 4 cm nhưng do vết thương ở vị trí thường xuyên ẩm ướt và dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài nên thời gian lành thường kéo dài khoảng 2 - 3 tuần. Hơn nữa, thời gian lành còn phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ thực hiện, chế độ chăm sóc sau sinh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nếu không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, viêm, sưng thì sau 1 tháng, vết rạch tầng sinh môn sẽ lành hẳn.
Thời gian lành vết rạch tầng sinh môn còn tùy vào chế độ chăm sóc sau sinh
3. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, giảm đau và giúp vết rạch tầng sinh môn mau lành thì sản phụ cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Hầu hết các trường hợp, vào những ngày đầu sau sinh thường, vết khâu tầng sinh môn gây đau và hơi sưng. Sản phụ có thể dùng miếng gạc hoặc túi chườm lạnh đặt lên vết thương để giảm đau và sưng. Không dùng trực tiếp đá lạnh chườm lên vết thương hay vùng da xung quanh.
- Trường hợp cơn đau dữ dội thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đều đặn ngày 2 - 3 lần và sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm hoặc betadine pha loãng. Để tránh xay xát và thuận tiện thì bạn có thể sử dụng vòi sen hoặc dội rửa nhẹ nhàng, từ từ sau đó dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô. Tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong vùng kín.
- Mặc quần áo rộng rãi, không thoát, có thể sử dụng quần lót tiện lợi dùng 1 lần hoặc các loại quần có chất liệu vải mềm, dễ thấm hút.
- Kiêng quan hệ hoàn toàn sau sinh cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Có thể lót vải mềm hoặc sử dụng đệm hơi để giảm đau mỗi khi ngồi.
- Cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày, ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu và có tác dụng nhuận tràng để tránh tình trạng táo bón sau sinh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh hồi phục, vết thương mau lành, đồng thời có đủ nguồn sữa cho con.
- Trong trường hợp đi đại tiện khó khăn và gây đau vết rạch tầng sinh môn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, làm mềm phân.
- Vận động nhẹ nhàng để tăng tưới máu đến tầng sinh môn giúp vết thương nhanh lành và sức khỏe hồi phục tốt hơn.
- Xông hơi vùng kín với các loại thảo dược lành tính để giúp giảm đau, sát khuẩn bộ phận sinh dục, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.
Để đảm bảo an toàn, sau khi sinh, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khâu tầng sinh môn bao lâu thì đi đại tiện được. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có câu trả lời cụ thể để mẹ bỉm yên tâm hơn.
Nếu được chăm sóc cẩn thận và đúng cách thì trong thời gian ngắn, mẹ có thể hồi phục lại bình thường. Nếu vết khâu tầng sinh môn xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời, tránh biến chứng.
Xông hơi vùng kín là cách giúp giảm đau và sát trùng vết thương sau sinh
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
Các tin khác
- SAU MỔ POLYP TỬ CUNG BAO LÂU MỚI CÓ THAI ĐƯỢC? Thứ Sáu, 27/10/2023, 12:00
- ĐAU BỤNG KINH Ở VỊ TRÍ NÀO LÀ HIỆN TƯỢNG BÌNH THƯỜNG? Thứ Năm, 26/10/2023, 14:00
- ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CĂN BỆNH POLYP LÒNG TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 13:00
- POLYP TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ GIẢI ĐÁP CỦA CHUYÊN GIA Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- TƯ VẤN NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ POLYP TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- Nhu cầu tình dục thay đổi như thế nào theo năm tháng? Thứ Tư, 25/10/2023, 00:00
- Phụ nữ không quan hệ tình dục có gây ảnh hưởng gì không? Thứ Tư, 25/10/2023, 00:00
- Điều gì xảy ra khi bạn không quan hệ tình dục? Thứ Tư, 25/10/2023, 00:00
- Làm thế nào để điều trị nghiện tình dục hiệu quả? Thứ Tư, 25/10/2023, 00:00
- Giảm ham muốn tình dục ở nữ có thể điều trị? Thứ Tư, 25/10/2023, 00:00
- Quan hệ tình dục ở người bị viêm đau tinh hoàn Thứ Ba, 24/10/2023, 00:00
- Phụ nữ không quan hệ tình dục có gây ảnh hưởng gì không? Thứ Ba, 24/10/2023, 00:00