Học cách chăm sóc ''cậu nhỏ'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Hãy học cách chăm sóc “cậu nhỏ” để cuộc sống tươi đẹp hơn XY nhé!
tamsubantre.org - Chăm sóc “cậu nhỏ” là khái niệm chẳng còn xa lạ với các XY, nhưng không phải bạn nào cũng biết làm việc này đúng cách đâu! Cùng Tâm sự bạn trẻ ôn lại và làm rõ những kiến thức liên quan đến vấn đề ấy ngay bây giờ XY nhé!
Vệ sinh chăm chỉ
Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc “cậu nhỏ” là bạn phải tắm rửa sạch sẽ thơm tho cho “hắn” hàng ngày. Không giống như “cô bé”, luôn cần một loại hoá chất tẩy rửa riêng biệt, “chú nhóc” này sẵn sàng làm bạn đồng hành cùng xà bông bình thường. Tuy nhiên, việc vệ sinh “đèn dầu” không đơn giản là rửa ráy bên ngoài mà bạn cần lộn bao quy đầu ra, kì cọ sạch sẽ vì đây chính là điểm tụ tập của rất nhiều vi trùng, vi khuẩn. Hai bên bẹn cũng là nơi bạn cần chú ý giữ sạch sẽ. Và trong trường hợp vi-ô-lông của “cậu nhỏ” hơi rậm rạp, bạn cũng có thể tỉa bớt để chúng nhìn gọn gàng hơn, đồng thời cũng là để giảm diện tích trú ngụ của mầm bệnh.
Kiểm tra thường xuyên
Đây là việc làm vô cùng quan trọng, thế nhưng rất nhiều XY lại không thèm để tâm đến, do vậy chẳng thể phát hiện được mầm bệnh khi chúng vẫn còn đang ở trong “trứng nước”. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cách tốt nhất là mỗi lần tắm rửa, bạn nên dùng tay sờ nắn kĩ “đèn dầu” và phần diện tích xung quanh. Khi thấy các hiện tượng bất thường như “cậu nhỏ” có những cục cứng hay sưng, chảy mủ thì phải khẩn trương đi khám. Để hạn chế nguy cơ làm tổn thương vùng nhạy cảm này và chắc chắn mình đã không bỏ sót phần nào, các thao tác kiểm tra của bạn cần được thực hiện chậm rãi, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tập cho mình thói quen đi khám định kì ở các trung tâm y tế khoảng 6 tháng 1 lần. Với trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ sẽ phát hiện được những bất thường mà bạn chẳng thể ngờ tới.
“Đối xử” công bằng
Điều này có nghĩa là khi “cậu nhỏ” có dấu hiệu bị “ốm”, thay vì việc nghiên cứu các phương pháp tự chữa trị tại nhà hay nghiến răng chịu đựng, hãy nhanh chóng đưa “hắn” đến phòng khám chuyên khoa như bạn vẫn từng làm khi cái lưng của mình bỗng dưng “giở chứng” hay cái răng tự nhiên đau không chịu nổi. “Thằng nhóc” cũng giống như bất kì bộ phận nào trên cơ thể bạn, cần được đối xử một cách công bằng, vì thế, đừng bao giờ coi đó là “vùng kín”, là chuyện tế nhị không thể cho người ngoài biết mà cấm nó được hưởng cái quyền khám chữa bệnh bình đẳng XY nhé. Nếu không, thật khó có thể tưởng tượng được hậu quả gì sẽ xảy ra khi “đèn dầu” bị uống nhầm thuốc hoặc chẳng được điều trị thích đáng!
Hãy hẹn gặp bác sĩ ngay khi “cậu nhỏ” có dấu hiệu bất thường
Trang phục thoải mái
Với quan niệm “ăn cho mình, mặc cho người”, nhiều XY thực sự chỉ quan tâm đến trang phục bên ngoài như cái áo này có thực sự hợp mốt không, cái quần kia đã “tông-xờ-tông” chưa… mà vô tình bỏ lơ thời trang cho “cậu nhỏ”. Các XY ấy đã không biết rằng tuy chẳng cần mốt này mốt nọ, nhưng “hắn” cũng luôn ao ước một “manh áo” ra hồn. Vì thế, đừng bao giờ khoác lên mình “cậu nhỏ” những trang phục đã sử dụng trong thời gian quá lâu, hay được làm bằng chất liệu nilông khó thấm mồ hôi hoặc quá chật chội. Việc này sẽ vô cùng có hại vì nó khiến “vùng kín” bị bí bách, nóng ẩm, khiến vi khuẩn tự do lộng hành và đương nhiên tự do tấn công “thằng nhóc”. Cách tốt nhất để đảm bảo sức khoẻ của “cậu nhỏ” là đầu tư cho “hắn” những “bộ cánh” được làm bằng vải cốt tông mềm mại, thấm hút tốt. Và tất nhiên bạn cũng đừng quên một điều rằng quần chip cũng có hạn sử dụng của nó, nên khi thấy các dấu hiện chun dão, mép sờn, đường chỉ bục, hãy lập tức sắm ngay một chiếc mới nhé! Tuy rằng chẳng có XX nào có thể nhìn xuyên thấu tình trạng tồi tệ ấy để cười chê bạn khi nó đã được bao bọc bằng lớp quần áo hào nhoáng bên ngoài, thế nhưng vì tương lai của con em chúng ta, hãy dành cho “cậu nhỏ” sự chăm sóc nhất định.
Học cách ngừa bệnh
Ngoài những yếu tố kể trên, chăm sóc “cậu nhỏ” còn bao gồm cả khía cạnh học cách phòng bệnh cho “hắn”. Thế này nhé, việc đầu tiên bạn cần phải biết là không “lâm trận” vào những ngày XX bị “đèn đỏ” hay các mầm bệnh “ghé thăm”. Nếu chẳng thể cưỡng lại được điều này, hãy mặc “áo mưa” ngay ngắn, chỉnh tề cho “cậu nhỏ”. Ngoài ra, bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục để có thể kịp thời nhận ra những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh tật. Thêm vào đó, bạn cũng cần tạo cho mình thói quen tốt là đi vệ sinh trước và sau khi XXX.
Tuy rằng “vùng kín” của bạn luôn được gọi một cái tên đáng yêu là “cậu nhỏ”, thế nhưng những vấn đề liên quan đến nó thì chẳng nhỏ tẹo nào đâu nhé. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy học cách chăm sóc “hắn” thật chu đáo để không phải đối mặt với những hàng loạt rắc rối có thể xảy ra. “Làm được thôi mà”, phải không XY?
Phương Ngọc
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00