Giao diện tiếp cận

Giải mã “cơn nghiện” ôm nhau khi ngủ Thứ Sáu, 17/03/2023, 00:00

Giải mã “cơn nghiện” ôm nhau khi ngủ

Nguồn: Bích Thủy @salted_evian cho Vietcetera

Chúng ta thích ôm ấp người yêu khi ngủ không chỉ vì mùa đông lạnh giá.


 

Ôm người yêu đi ngủ đã trở thành thói quen mang lại “vitamin hạnh phúc” không thể thiếu cho các cặp đôi. Thậm chí, thói quen này còn được chia thành nhiều tư thế ôm khác nhau như spooning (ôm từ phía sau), half spoon (ôm qua vai) hay leg hug (gác chân).

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao không ôm người yêu ngủ thì lại thấy “thiếu thiếu”? Theo góc nhìn tâm lý học, hành động này có gì mà “gây nghiện” đến vậy?

Bình ổn tâm trạng

Oxytocin là hormone được sản sinh qua các tương tác gần gũi với người khác như ôm, hôn hay âu yếm. Không chỉ mang đến cảm giác vui vẻ và hạnh phúc, oxytocin còn giúp giảm đáng kể mức độ căng thẳng.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), oxytocin góp phần kiểm soát mức độ cortisol, đặc biệt ở nữ giới. Cortisol vốn là hormone giúp cơ thể đối phó với stress. Nhưng khi căng thẳng kéo dài, nó có thể gây ra chứng mất ngủ và lo âu mãn tính, thậm chí trầm cảm trong một số trường hợp.

Một ví dụ điển hình là touch hunger - tình trạng “đói” oxytocin khi không âu yếm ai trong thời gian dài. Nhiều người đã gặp hiện tượng này trong thời kỳ COVID-19 hoành hành, khi họ phải tránh ôm ấp người khác. Dù việc này giúp phòng ngừa lây nhiễm, nó cũng khiến lượng cortisol tăng cao, đặc biệt trong diễn biến bất ổn của dịch bệnh.

Cũng chính nhờ khả năng bình ổn tâm trạng này mà oxytocin đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt các cuộc cãi vã. Theo chuyên gia tâm lý Michael Murphy, ôm ấp cũng hạn chế khả năng chiến tranh lạnh “tái diễn” trong tương lai.

Tăng khả năng miễn dịch

Stress vốn được cho là làm yếu khả năng miễn dịch. Do đó ngoài bình ổn tâm trạng, việc ôm nhau còn giúp bạn tăng sức đề kháng. Nghiên cứu của Sheldon Cohen, Ronald Turner, William Doyle & Denise Janicki-Deverts (2016) đăng tải trên thư viện NIH cũng đã chứng minh điều này.

Trong thí nghiệm, 4 nhà nghiên cứu cách ly nhóm người tham gia trong môi trường có virus gây cảm lạnh. Họ được chia làm 2 nhóm nhỏ: một nhóm được ôm nhau thường xuyên, nhóm còn lại phải hạn chế tiếp xúc cơ thể. Họ cũng được lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày trong suốt quá trình cách ly.

Kết quả cho thấy, dù mức độ căng thẳng trước cách ly khác nhau, người nào được ôm nhiều đều có triệu chứng bệnh nhẹ hơn. Ngoài mức độ oxytocin cao, họ còn được hưởng lợi từ quá trình “trao đổi” vi khuẩn. Giống như khi tiêm vaccine, việc được tiếp xúc với lượng an toàn vi khuẩn từ người khác giúp cơ thể họ “tập dượt” chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn.

 

Cải thiện giấc ngủ

Theo chuyên gia tâm lý Michael J. Breus, việc ôm nhau thực sự cải thiện chất lượng giấc ngủ của các cặp đôi. Đặc biệt sau khi quan hệ tình dục, việc âu yếm đem lại cảm giác an toàn và bình yên, tạo điều kiện cho cả hai ngủ ngon sau những giây phút “thăng hoa”.

21dec2022onyknintext1jpg
Việc ôm nhau giúp bạn bình ổn tâm trạng - tiêu chí hàng đầu cho một giấc ngủ ngon.

Điều này xảy ra do hormone serotonin được giải phóng từ việc ôm nhau. Hormone này có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể, giấc ngủ, hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu. Ôm ấp cũng là cách bổ sung serotonin rất tốt trong mùa đông, khi lượng hormone này trong cơ thể giảm xuống do thiếu ánh mặt trời.

Ngoài ra khi ngủ cạnh người thương, bạn sẽ vô thức “nề nếp” hơn trước giờ ngủ. Vì sợ người ấy thức giấc, bạn có xu hướng bớt xem điện thoại hoặc làm những việc khác gây ảnh hưởng giấc ngủ của họ. Điều này vô tình giúp chính bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Khi nào thì ôm nhau khiến bạn khó ngủ hơn?

Ôm nhau ngủ mang lại những lợi ích về thể chất và tinh thần không thể phủ nhận. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ, mà đứng đầu có lẽ là… tiếng ngáy. Trừ khi bạn thích tiếng ồn trắng, thì chắc chắn bạn khó có thể ngủ ngon với tiếng ngáy của người thương.

Một trường hợp phổ biến khác là honeymoon palsy - tình trạng xảy ra khi bạn gối đầu lên cánh tay hoặc gác chân lên người thương trong lúc ôm họ ngủ. Cảm giác này vô cùng ấm áp và thích thú, nhưng lâu ngày có thể làm hư hại dây thần kinh ở những khu vực này. Vì vậy, bạn cần chú ý nhấc đầu đúng lúc để người thương không bị “di chứng” về sau.

21dec2022onyknintext2jpg
Ôm nhau ngủ cũng cần phải an toàn để tránh “di chứng” về sau.

Ngoài ra trong mùa hè, bạn cũng cần chú ý khi ôm người yêu đi ngủ. Hai bạn chỉ nên ôm nhau ngủ nếu nhiệt độ phòng đủ mát, bởi thân nhiệt tăng cao là kẻ thù số một đối với giấc ngủ ngon.

Theo Vietcetera

 
Lượt xem: 619

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 9
Lượt truy cập: 34728698

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik