GÓC GIẢI ĐÁP: CHÚNG TA NÊN ĐI TIÊM CHỦNG HPV Ở ĐÂU? Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00
HPV là nguyên nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt chúng là tác nhân chính khiến phụ nữ mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung. Chúng ta nên tìm hiểu, đi tiêm phòng virus HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Vậy bạn nên đi tiêm chủng HPV ở đâu, hãy theo dõi bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé!
1. Vắc xin phòng virus HPV
Vắc xin có tác dụng chính là kích thích sản sinh kháng thể, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa sự tấn công của virus đối với cơ thể. Một trong những loại virus nguy hiểm là HPV - Human Papilloma, chúng phát triển dưới hơn 140 dạng khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu, khá nhiều loại virus HPV có thể gây bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục. Thậm chí, loại virus này là tác nhân gây bệnh ung thư ở các vị trí như: tử cung, âm hộ của phụ nữ, dương vật của nam giới hoặc hậu môn…
Vắc xin phòng virus HPV
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của virus HPV đối với sức khỏe, chúng ta cần đi tiêm phòng HPV theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay, những người tham gia tiêm chủng chủ yếu là phụ nữ, mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của ung thư cổ tử cung. Thực tế, nam giới cũng được bác sĩ khuyến khích đi tiêm phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
Ở Việt Nam, vắc xin phòng HPV có hai loại chính, đó là Gardasil xuất xứ từ Mỹ và Cervarix xuất xứ từ Bỉ, Các bạn nên chủ động tìm hiểu xem chúng ta nên đi tiêm chủng HPV ở đâu và tiến hành tiêm phòng càng sớm càng tốt nhất.
2. Hiệu quả của vắc xin phòng virus HPV
Chắc hẳn khá nhiều bạn quan tâm tới hiệu quả của vắc xin HPV, liệu loại vắc xin này có thể ngăn ngừa sự tấn công của hơn 140 dạng virus hay không? Loại vắc xin được sử dụng trên thị trường hiện nay có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của một số loại virus HPV, đó là virus tuýp 6, 11, 16 hoặc 18. Đây là dạng virus gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới, ung thư hậu môn hoặc hầu họng.
Như vậy, vắc xin HPV không thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của hơn 140 loại virus, do đó bạn vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, tiêm phòng vẫn là biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Chúng ta nên tìm hiểu và sắp xếp đi tiêm chủng sớm để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Tiêm phòng vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung
Vắc xin phòng virus HPV được đánh giá cao về hiệu quả phòng bệnh, chúng hỗ trợ cơ thể sản sinh kháng thể tương đối tốt. Đồng thời, vắc xin có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe lên tới 30 năm - đây là con số rất ấn tượng. Với những lợi ích kể trên, chúng ta không nên bỏ qua việc tiêm phòng. Ngay từ bây giờ, bạn nên tìm hiểu tiêm chủng HPV ở đâu và đi tiêm sớm.
3. Lịch tiêm vắc xin HPV
Một vấn đề đáng được quan tâm đó chính là lịch tiêm chủng HPV, chúng ta cần phải tuân thủ lịch tiêm do bác sĩ hướng dẫn để cơ thể được bảo vệ toàn diện. Thông thường, bạn sẽ được tiêm từ 2 - 3 mũi vắc xin HPV như hướng dẫn dưới đây.
Hiện nay, vắc xin Gardasil 9 được sử dụng rộng rãi, do đó chúng ta nên tham khảo lịch tiêm phòng của loại vắc xin này và chủ động sắp xếp thời gian tiêm chủng hợp lý. Tùy từng người bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ tiêm 2 hoặc 3 mũi vắc xin Gardasil 9.
Bạn nên nắm được lịch tiêm phòng
Nếu bạn áp dụng phác đồ tiêm 2 mũi thì mũi tiêm thứ 2 sẽ cách mũi đầu tiên trong vòng 6 - 12 tháng. Nếu bạn áp dụng phác đồ tiêm 3 mũi thì mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 lần lượt cách mũi tiêm trước đó 2 và 4 tháng. Nếu tiêm sớm hoặc muộn hơn so với lịch hướng dẫn, hiệu quả tiêm phòng có thể không tốt. Do đó bên cạnh việc tìm hiểu tiêm chủng HPV ở đâu, bạn nên nắm được lịch tiêm phòng và đi tiêm đúng thời gian quy định.
Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo rằng loại vắc xin này nên được tiêm khi bạn ở độ tuổi từ 9 - 26. Những người chưa từng quan hệ tình dục nên chủ động đi tiêm phòng sớm, đây là thời điểm vàng để vắc xin HPV hoạt động hiệu quả. Những bạn ngoài 26 tuổi hoặc đã từng quan hệ tình dục có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn tiêm vắc xin HPV. Tuy nhiên, vắc xin sẽ không phát huy tối đa tác dụng như những người tiêm phòng trong độ tuổi 9 - 26.
Bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV khi bạn ở độ tuổi từ 9 - 26 đặc biệt là phụ nữ chưa quan hệ tình dục
4. Tiêm vắc xin phòng HPV có an toàn không?
Bất kỳ loại vắc xin nào trước khi được phép lưu hành đều phải trải qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để khẳng định tính an toàn, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, sau đó mới đến yếu tố hiệu quả. Trên thực tế, vắc xin ngừa HPV không phải vắc xin sống giảm độc lực, mà chứa “kháng nguyên giống virus HPV” (virus like particles-VLP) không chứa DNA của virus giúp cơ thể tạo miễn dịch tự nhiên, nên rất an toàn cho người tiêm chủng.
Vắc xin ngừa HPV được phê duyệt sử dụng ở người vào tháng 6/2006 tại Mỹ sau 15 năm nghiên cứu, vắc xin từng được thử nghiệm lâm sàng trên hơn 20.000 phụ nữ để chứng tỏ an toàn, hiệu quả. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị đưa vắc xin HPV vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Một số thông tin cho rằng vắc xin gây vô sinh, dị tật thai nhi, sinh non, thậm chí tử vong… Ủy ban Cố vấn toàn cầu về “An toàn vắc xin” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã 6 lần tiến hành điều tra và phân tích kỹ lưỡng các quan ngại trên. Báo cáo mới nhất vào tháng 7/2017 khẳng định tính an toàn của vắc xin ngừa HPV và khuyến cáo trẻ em gái và phụ nữ, trẻ em trai và nam giới sử dụng rộng rãi. Vắc xin ngừa HPV cũng được CDC Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ công nhận tính an toàn.
5. Nên đi tiêm chủng HPV ở đâu?
Vậy chúng ta nên đi tiêm chủng HPV ở đâu? Lựa chọn địa điểm tiêm chủng là điều vô cùng quan trọng. Các bạn hãy tìm hiểu kỹ, lựa chọn đơn vị cung cấp vắc xin chuẩn, dịch vụ tiêm chủng chất lượng, đảm bảo tuân thủ theo quy định an toàn tiêm chủng. Bạn có thể tiêm vắc-xin phòng HPV ở các phòng tiêm chủng được cấp phép: Trung tâm tiêm chủng VNVC, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Viện Pasteur, các bệnh viện, phòng tiêm chủng,...
Nguồn tham khảo: VNVC; Suckhoedoisong; Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- UNG THƯ TỬ CUNG QUAN HỆ ĐƯỢC KHÔNG VÀ LỜI GIẢI ĐÁP TỪ BÁC SĨ Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ BỆNH SÙI MÀO GÀ NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ Ở LƯỠI BẰNG CÁCH NÀO? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐẮK LẮK: NÊN XÉT NGHIỆM GIANG MAI Ở ĐÂU CHÍNH XÁC - BẢO MẬT? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- NGƯỜI CHƯA QUAN HỆ CÓ BỊ NHIỄM HPV KHÔNG? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÂY NHIỄM VIRUS HERPES SIMPLEX TYPE 2 Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- NUỐT TINH TRÙNG CÓ BỊ LÂY HIV KHÔNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HERPES SINH DỤC NỮ CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO? Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HPV TYPE 11 GÂY BỆNH GÌ? CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- Động Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào? Nên Làm Gì Khi Bị Động Thai Thứ Sáu, 08/12/2023, 15:00
- Đốt Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Thứ Sáu, 08/12/2023, 15:00