Đừng đối xử với ''cô bé'' như thế Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Không phải ai cũng biết cách vệ sinh “vùng kín”
tamsubantre.org - Một “vùng kín” khỏe mạnh là điều ai cũng muốn, nhưng nhiều người vẫn có những hành động rất sai lầm trong việc chăm sóc “cô bé”.
Thường xuyên dùng vòi xịt
Nhiều người nghĩ rằng, dùng vòi xịt hay xối nước thật mạnh vào “cô bé” sẽ khiến việc vệ sinh trở nên sạch sẽ hơn bởi cách đó có thể tống khứ lũ vi trùng, vi khuẩn ra khỏi vị trí đang bám trụ. Nhưng điều này lại hoàn toàn ngược lại. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những người thường xuyên vệ sinh “vùng kín” bằng vòi xịt có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa cao hơn nhiều so với những người còn lại. Lý giải điều này, tư vấn viên Quỳnh Hương của Tâm sự bạn trẻ khẳng định: vòi xịt đúng là có thể “trục xuất” vi trùng, vi khuẩn ra khỏi nơi trú ngụ, nhưng dưới tác dụng của dòng nước, rất có thể nó sẽ di chuyển sâu vào phía trong “cô bé” và gây ra những viêm nhiễm. Không những thế, vòi xịt còn làm biến mất nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể, thế nên viêm nhiễm là điều dễ hiểu. Với những người còn có thói quen thụt rửa sâu vào phía trong thì vòi xịt còn làm tổn thương vùng da nhạy cảm của “cô bé”. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên từ bỏ thói quen dùng vòi xịt mỗi khi tắm rửa cho “vùng kín”.
Lạm dụng tampon
Tampon là loại băng vệ sinh tiện dụng đang được các bạn trẻ rất ưa chuộng. Với “hình hài” bé nhỏ, có thể “ẩn náu” phía trong “cô bé”, nó loại bỏ cảm giác vướng víu, khó chịu mỗi khi nguyệt san “ghé thăm”. Nhưng các bác sĩ phụ sản đã chỉ ra, việc sử dụng tampon trong mọi lần kinh nguyệt chính là nguyên nhân gây hại cho “vùng kín”. Tampon được đặt sâu phía trong “cô bé”, nên khả năng phát tán vi trùng, vi khuẩn sẵn có trong máu kinh sẽ cao hơn nhiều so với các loại băng vệ sinh thông thường. Do vậy, nếu người sử dụng tin tưởng khả năng thấm hút tốt của nó mà không thường xuyên thay băng vệ sinh thì vô tình đã làm “ô nhiễm môi trường sống” của “cô bé”. Tương tự như vậy, nếu bạn là một tín đồ ngủ nướng, dùng tampon trước khi đi ngủ cũng sẽ nguy hại vô lường.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa bạn nên “cạch mặt” tampon. Hãy cứ dùng nó nhưng cần chăm chỉ thay mới khoảng 4 tiếng/lần, dù khả năng thấm hút vẫn còn. Thêm vào đó, ban đêm, bạn nên lựa chọn băng vệ sinh thông thường thay vì lạm dụng sản phẩm này.
Nhịn tiểu và ít uống nước
Ngại đi tiểu là thói quen của không ít người. Vì bận công việc dở dang, vì đang say giấc nồng, hay đơn giản là không muốn di chuyển khỏi vị trí đang ngồi, nhiều người đã bắt bàng quang phải chứa đựng khối lượng nước tiểu lẽ ra cần được đào thải khỏi cơ thể. Việc làm này, cũng theo tư vấn viên Quỳnh Hương, là lợi bất cập hại. Bởi lẽ, trong nước tiểu vốn có rất nhiều vi khuẩn, thế nên, việc tích trữ quá lâu trong cơ thể sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội “phát tán” lực lượng. Theo đó, “cô bé” phải đối mặt với nhiều mầm bệnh như viêm nhiễm phụ khoa hay viêm đường tiết niệu... Tương tự như vậy, nếu bạn uống quá ít nước, vi khuẩn trong đường tiết niệu và ở trong “cô bé” sẽ không được đào thải ra ngoài. Lâu dần nó cũng sẽ gây nên những viêm nhiễm không đáng có.
Tự chữa bệnh
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khi không ít người đã hồn nhiên tự chữa bệnh cho mình (điển hình là xu hướng chữa bệnh qua Internet của nhiều bạn trẻ). Khi thấy “vùng kín” bỗng dưng có những biểu hiện khó chịu, các teen sành công nghệ đã lên mạng search thông tin. Nếu thấy biểu hiện của mình giống bệnh nào thì ngay lập tức mua thuốc chữa bệnh đó. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ, các viêm nhiễm hay bệnh lây truyền qua đường tình dục ở giai đoạn đầu thường có những biểu hiện rất giống nhau, chỉ có thể phân biệt chính xác các bệnh thông qua xét nghiệm hay biện pháp y tế. Thế nên, trong trường hợp bạn tự mua thuốc chữa, nếu may mắn thì khỏi bệnh, còn không, sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
Hoài Hương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00