Điều trị hiếm muộn cho người vô tinh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bác sĩ đang trữ lạnh tinh trùng sau khi được phân lập từ mô tinh hoàn
Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn cho những người không có tinh trùng mà không cần xin tinh trùngTại hội thảo do Hội Sức khỏe sinh sản TPHCM tổ chức vừa qua, các bác sĩ cho biết tại VN đã có 4 trường hợp có thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) bằng phương pháp ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) có sử dụng tinh trùng phân lập từ mô tinh hoàn trữ lạnh.
Ngoại hình của nam giới như tướng tá bặm trợn, sinh lực khỏe mạnh hay tinh dịch dồi dào không nói lên việc người đó có tinh trùng khỏe hay yếu hoặc bị vô tinh. Xét nghiệm máu, siêu âm... cũng chỉ giúp dự đoán. Để biết chính xác, các bác sĩ phải làm sinh thiết tinh hoàn. Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Như, Trưởng Khoa Nam học – Bệnh viện Bình Dân TPHCM, cho biết có khoảng 2% đàn ông bị vô sinh do không có tinh trùng trong tinh dịch (vô tinh).
Vô tinh có thể là do ống dẫn tinh bị tắc (vô tinh bế tắc) hoặc do tinh hoàn không sản xuất hay sản xuất rất ít tinh trùng (vô tinh không bế tắc). Trước đây, nói tới vô tinh là tuyệt vọng, bệnh nhân được khuyên đi xin con nuôi hoặc lấy tinh trùng vô danh ở các ngân hàng tinh trùng. Nhưng hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn cho những người chồng không có tinh trùng.
Để tăng khả năng tìm thấy tinh trùng và tăng tỉ lệ tinh trùng tốt trong tinh hoàn, bệnh nhân nên được điều trị nguyên nhân (nếu có), trong thời gian ít nhất 3 - 6 tháng trước khi tiến hành TTTON, như loại bỏ các chất hại sinh tinh, phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh...
Phẫu thuật thông đường đi cho tinh trùng
Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Thành Như cho rằng cũng có nhiều trường hợp nam giới vẫn có khả năng sinh tinh nhưng tình trạng vô tinh xảy ra do tinh trùng bị bế tắc. Vị trí tắc có thể là tại các ống xuất (nối từ tinh hoàn tới mào tinh), ống mào tinh, ống dẫn tinh hay ống phóng tinh.
Trong trường hợp vô tinh không bế tắc do giảm tiết các hormone hướng sinh dục FSH và LH - một bệnh hiếm gặp - bệnh nhân thường thấp bé, lông thân thể thưa, không râu, tinh hoàn và dương vật nhỏ như của trẻ 7 - 8 tuổi. Đây là dạng bệnh duy nhất mà việc dùng thuốc có thể giúp bệnh nhân có con được (tiêm liên tục FSH và hCG trong 6 tháng). |
Nếu tắc ống dẫn tinh do triệt sản, bệnh nhân có thể có con lại bằng vi phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh. Nếu tắc tại ống dẫn tinh đoạn trong bụng thì không mổ nối được, bệnh nhân cần làm TTTON với tinh trùng hút từ mào tinh.
Nhất Phương (Bài và ảnh)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00