Đi bơi - coi chừng viêm nhiễm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đi bơi rất có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm (Ảnh minh hoạ)
tamsubantre.org - Hè này, khi nắng nóng, điện mất hoành hành, đi bơi đúng là “món khoái khẩu” số một với các teen. Thế nhưng, thổi bay cái nóng bằng cách này liệu có an toàn?
Rắc rối với “cô bé”
Việc thả mình trong làn nước mát rượi của bể bơi có thể khiến cơ thể XX ngập tràn cảm giác sảng khoái, nhưng đôi khi, nó lại là nguyên nhân khiến “cô bé” phát khóc. Đơn giản vì khi ngâm mình trong bể bơi, những vi khuẩn có hại có sẵn trong hậu môn cũng như trong môi trường nước sẽ lập tức tấn công “vùng kín”. Hơn nữa, ở những bể bơi công cộng, số lượng người ngụp lặn trong nước rất nhiều, khả năng thay nước thường xuyên lại hạn chế (đấy là không kể nhiều bạn ý thức kém còn “hái hoa” ngay dưới nước), nên mầm bệnh ẩn chứa rất lớn. Vì vậy, chỉ cần lơ là một chút, “cô bé” sẽ bị bè lũ vi khuẩn, vi rút tấn công ngay.
Bên cạnh đó, nước hồ bơi có rất nhiều hoá chất để khử trùng và để tạo màu xanh nên sẽ ảnh hưởng lớn đến da dẻ, đặc biệt là da “vùng kín” – vùng da nhạy cảm nhất. Đó là lý do tại sao khi đi bơi dài dài, bạn sẽ thấy “cô bé” hay cơ thể mình có những nốt mẩn đỏ, hay cảm giác ngứa rát liên miên.
Hơn nữa, theo khuyến cáo của các bác sĩ phụ khoa, “vùng cấm địa” là nơi cần được giữ khô thoáng, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài. Và như vậy, việc bạn ngâm mình trong nước hàng tiếng đồng hồ chính là nguyên nhân khiến “cô bé” bỗng dưng bị ốm do vi khuẩn được dịp hoành hành khi gặp môi trường thuận lợi.
Làm gì để an toàn hơn?
Mặc dù có vô vàn hậu quả có thể kể ra để “tố cáo” bể bơi, thế nhưng không nên vì thế mà teen phải nói không với chốn thiên đường mát rượi ấy (vì thực sự đi bơi có rất nhiều lợi ích). Để hạn chế những tác động tiêu cực từ hồ bơi, cách tốt nhất là nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là “vùng kín” ngay tức khắc để loại bỏ hoàn toàn nước hồ bơi. Nhiều XX vì nghi ngờ chất lượng nước tráng ở bể bơi đã để việc tắm rửa về nhà, thế nhưng đó là hành động sai lầm. Nước tráng đó dù không được sạch sẽ lắm, nhưng ít nhất nó có thể giúp bạn rửa sạch nước hồ bơi, đặc biệt ở “vùng kín” trong thời gian sớm nhất, ít nhiều tránh được nguy cơ viêm nhiễm.
Một điều nữa cần tuyệt đối tránh là đi bơi trong những ngày “đèn đỏ”. Dù Tampon có thể giúp bạn tự do bơi lội dưới nước nhưng không thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong “cô bé”. Trong những ngày ấy, cổ tử cung mở rộng hơn bình thường để máu kinh thoát ra, nên mầm bệnh sẽ nhân cơ hội này mà ồ ạt tấn công “vùng kín”. Vì vậy, dù muốn thực sự thổi bay cái nóng tức thì, bạn vẫn cần kiên nhẫn chờ đợi đến ngày “cô bé” sạch sẽ hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên sắm sửa cho mình một bồ đồ bơi riêng, không nên mượn hoặc đi thuê, vì rất có thể sẽ bị lây bệnh từ quần áo người khác. Và nếu thấy “cô bé” có những biểu hiện bất thường như ngứa, mẩn đỏ, bạn hãy dừng việc đi bơi lại ngay lập tức.
Khi “vùng kín” đã có dấu hiệu của viêm nhiễm, thay vì đổ lỗi cho bản thân hay ai khác, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để chữa dứt điểm, tránh tình trạng tái phát nhiều lần, bạn nhé.
Nha Trang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00