''Đèn đỏ'' và những lời đồn Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Là XX, chắc hẳn bạn rất quan tâm và chịu khó nghe ngóng những thông tin về ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên bao nhiêu phần trăm trong đó đúng và bạn có chắc mình hiểu đúng về “người bạn” này không? Có những “tin vịt” mà nếu không hiểu, nó sẽ khiến bạn “mất ăn mất ngủ” đấy nhé.
Nếu gặp những lời đồn này bạn nên bình tĩnh đã, đừng hốt hoảng, lo lắng linh tinh mà lại mọc mụn nhé. Kinh nguyệt bình thường nhìn chung có màu đỏ sẫm. Cụ thể, máu kinh có màu sẫm là máu cũ, chảy ra đã lâu, ứ đọng lại và không còn oxy gắn vào hồng cầu nữa, khi lượng máu nhiều lên thì mới chảy ra ngoài nên có màu sẫm hoặc đen. Máu đỏ là máu mới, chảy ra ngoài ngay.
Khi bạn quá mệt mỏi, căng thẳng thì màu sắc của máu kinh cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu máu ra có các màu như đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng hoặc màu đen giống như nước giọt gianh đồng thời kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, ngứa, máu kinh có mùi khác thường… thì bạn nên tới gặp bác sĩ phụ khoa nhé.
Phát biểu thế này thì hơi vội vàng rồi. Bình thường, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành kinh một lần nên người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa ngày ra máu đầu tiên của chu kì kinh nguyệt này với ngày ra máu đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài khoảng 28 ± 7 ngày. Đa số phụ nữ có những chu kỳ chênh lệch nhau vài ngày, có những lúc dao động đến một tuần, nửa tháng. Các bạn gái mới lớn kinh nguyệt có thể chưa ổn định, còn dao động nhiều. Phụ nữ sắp mãn kinh cũng có kinh nguyệt thất thường. Chu kì kinh nguyệt ngắn dưới 22 ngày gọi là kinh mau, dài trên 35 ngày gọi là kinh thưa.
Số ngày có kinh (số ngày hành kinh) trung bình 3–5 ngày. Nếu hành kinh từ 2 ngày trở xuống gọi là kinh ngắn, nếu hành kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay không chính là biểu hiện sự rụng trứng có đều hay không, hoạt động nội tiết có bình thường không. Do đó, đối với tất cả các bạn nữ, việc theo dõi kỹ hiện tượng kinh nguyệt trong sổ riêng của mình là rất cần thiết.
Kinh nguyệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nội tiết rồi đến các yếu tố khác như sức khỏe, môi trường làm việc, ăn uống và tâm lý… Nếu bạn quá căng thẳng vì phải chịu nhiều áp lực và sức khỏe không tốt thì kinh nguyệt cũng sẽ không đều. Vì vậy, bạn nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, thư giãn và tạo cảm giác thoải mái nhé.
Còn việc có baby, sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam (tinh trùng) kết hợp với một tế bào sinh nữ (trứng) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (hợp tử). Và việc có baby còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chất lượng tinh trùng, vòi trứng có thông hay không, khả năng nuôi dưỡng thai nhi của tử cung… Kinh nguyệt không đều không phải là yếu tố quyết định việc có em bé hay không nhé!
Điều này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp. Tuổi bắt đầu có kinh của mẹ, con gái và chị em gái thường có sự tương quan với nhau. Do đó, bạn có thể hỏi “mama” về thời điểm lần đầu tiên mẹ có kinh. Những điều kiện cần và đủ để bạn dậy thì và có “ngày đèn đỏ” chúng ta vừa theo dõi ở phần trên (lượng mỡ ít nhất phải chiếm 17% trong cơ thể mới có thể thấy kinh lần đầu…). Nếu bạn từ 14 tuổi trở xuống mà chưa có kinh thì chưa hẳn là bất thường. Có nhiều XX thậm chí đến 17, 18 tuổi mới có kinh cơ mà.
Kinh nguyệt ra từng cục, nó “mất” là cái chắc rồi.
Gặp những tin đồn này bạn cứ “làm ngơ và đi thẳng” cho tớ nhé. Bản thân máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong đó có thể thấy các cục dính sẫm màu hoặc hơi trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào niêm mạc tử cung). Màng trinh là lớp màng mỏng và bình thường có những lỗ nhỏ để kinh nguyệt có thể ra ngoài được. Kinh nguyệt ra từng cục không có nghĩa là đã quan hệ và chuyện này cũng chẳng có anh em họ hàng gì với việc “còn” hay “mất” cả.
Ở cơ thể một phụ nữ có sức khỏe bình thường, trung bình mỗi tháng có một trứng chín, rụng. Quá trình đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
Tuổi: Giai đoạn dậy thì, hoạt động của nội tiểt tố chưa ổn định nên có những vòng kinh không có trứng chín và rụng hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng như vậy.
Trạng thái sức khỏe, nề nếp sinh hoạt: nghỉ ngơi, lao động, cuộc sống gia đình, trạng thái tinh thần…, chúng ảnh hưởng đến nội tiết tố, mà nội tiết tố lại chi phối toàn bộ quá trình chín và rụng của trứng.
Chế độ ăn uống điều độ: Giúp cho cơ quan sinh dục hoạt động bình thường, trứng phát triển bình thường, trứng rụng đúng ngày.
Qua các yếu tố trên, chúng ta thấy trứng có thể rụng sớm hoặc muộn hơn theo tính toán lý thuyết. Do vậy, việc xác định chính xác ngày rụng trứng là khó. Và do đó, dù có quan hệ vào ngày “đèn đỏ” nhưng tinh trùng tồn tại trong cơ thể trong vòng 3 ngày và nếu kinh nguyệt của bạn không đều, sự rụng trứng xảy ra sớm hơn thì vẫn có nguy cơ đấy nhé.
Hippo
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00