Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Có rất nhiều lý do khiến nhiều người muốn thử quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Đầu tiên, đó là trải nghiệm một loại khoái cảm hoàn toàn khác so với quan hệ tình dục qua đường âm đạo và đôi khi thật thú vị khi kết hợp mọi thứ trong phòng ngủ. Tuy nhiên, bạn có thể có một câu hỏi: Có thể mang thai khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn không?
Tiến sĩ, Bác sĩ Jessica Shepherd, cố vấn sản phụ khoa và sức khỏe phụ nữ cho biết, không có sự kết nối hoặc lối đi nào giữa trực tràng và ống âm đạo, vì vậy bản thân quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ không dẫn đến mang thai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để tinh dịch có thể đi vào tử cung.
Đó không phải là rủi ro duy nhất các cặp đôi lo lắng khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) phổ biến hơn nhiều khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn vì niêm mạc hậu môn mỏng và có thể dễ dàng bị tổn thương. Tiến sĩ Shepherd cho biết: “Các vi khuẩn và vi rút gây ra STIs có thể được lan truyền vào khu vực này. Các triệu chứng của STI có thể bao gồm đi đại tiện đau đớn, lở loét hậu môn hoặc tiết dịch”.
Nếu quan tâm, cặp đôi vẫn có thể thử quan hệ tình dục qua đường hậu môn, nhưng chỉ cần biết rằng đó không phải là một hình thức ngừa thai hay cách để tránh mắc STI. Sau đây là những điều bạn nên biết trước khi khám phá quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Cấu tạo của hậu môn (Ảnh: internet)
Vậy, quan hệ qua đường hậu môn có thể mang thai được không?
Hậu môn không được kết nối với cơ quan sinh sản, vì vậy quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ không trực tiếp dẫn đến sinh con. Nhưng đồng thời...không bao giờ nói không. Có một số cách mà tinh dịch vẫn có thể vào được bên trong âm đạo.
1. Nếu tinh dịch chảy ra từ hậu môn
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng về sản khoa, phụ khoa và khoa học sinh sản tại Trường Y Yale, cho biết lỗ âm đạo và trực tràng khá gần nhau nên chắc chắn có khả năng một số tinh dịch có thể lọt vào âm đạo. Có thể sẽ không đạt được nồng độ tinh trùng cao, nhưng chỉ cần một tinh trùng đã có thể mang thai. Vì vậy, mặc dù rất hiếm khi có thai qua đường hậu môn nhưng việc sử dụng nó như một biện pháp tránh thai thì hiệu quả không phải là 100%.
Trên thực tế, khoảng 1 trong 200 phụ nữ cho biết họ có thai mà không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, theo một cuộc khảo sát được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, mặc dù báo cáo không nêu rõ chính xác lý do những phụ nữ này mang thai, nhưng việc mang thai chính là kết quả của việc tinh trùng bằng cách nào đó đã xâm nhập vào âm đạo một cách bất ngờ. Điều này có thể xảy ra do tinh trùng rò rỉ từ hậu môn vào âm đạo. Một lần nữa, điều này là cực kỳ hiếm, nhưng thực sự, bạn không bao giờ biết được nó lại xảy ra.
2. Nếu luân phiên quan hệ tình dục qua đường hậu môn và âm đạo
Bạn cũng hoàn toàn có thể có thai nếu bạn tình xuất tinh qua hậu môn nhưng sau lại bắt đầu quan hệ tình dục trong âm đạo của bạn (một điều không thể quên là tiền xuất tinh: tinh dịch đã chảy ra từ dương vật trước khi xuất tinh). Tiến sĩ Shepherd cho biết: “Một khi tinh trùng có thể đi vào âm đạo thì việc mang thai có thể xảy ra”. Có vẻ như chưa đủ nhưng nó chắc chắn có thể dẫn đến mang thai.
3. Nếu có phần quan hệ tiếp sau
Quan hệ tình dục bằng ngón tay hoặc bằng miệng sau khi bạn tình xuất tinh vào hậu môn cũng có thể dẫn đến mang thai. Mặc dù điều đó khó xảy ra nhưng vết tinh dịch có thể được đưa vào âm đạo sau khi quan hệ tình dục hậu môn, tinh trùng “có thể di chuyển từ âm đạo đến cổ tử cung và qua khoang tử cung đến ống dẫn trứng, nơi xảy ra quá trình thụ thai”.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa mang thai khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn?
Tiến sĩ Shepherd cho biết, cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mang thai là dùng bao cao su khi giao hợp dương vật-âm đạo sau khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Tinh trùng vẫn có thể hiện diện và khả năng xuất tinh khác có thể xảy ra. Vì vậy, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình đang sử dụng bao cao su mới chứ không phải loại bao cao su bạn đã sử dụng khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Có nên sử dụng bao cao su ngay cả khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn?
Tiến sĩ Minkin cho biết, mặc dù bạn muốn sử dụng bao cao su để tránh thai nhưng nhìn chung đây cũng là một cách thông minh vì cặp đôi thậm chí còn có nguy cơ mắc STI cao hơn khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Niêm mạc hậu môn không có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng. Mô âm đạo ở phụ nữ tiền mãn kinh còn có khả năng chống đỡ sự nhiễm trùng tốt hơn nhiều.
Vì niêm mạc hậu môn mỏng hơn nhiều so với âm đạo nên nó dễ bị rách hơn khi quan hệ tình dục. Điều này cho phép virus, như HIV và vi khuẩn xâm nhập vào máu. Việc lây truyền HIV qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn dễ dàng hơn nhiều so với khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Công cộng Hoa Kỳ cho thấy những phụ nữ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ có nguy cơ mắc bệnh STI cao gấp 2,6 lần so với những phụ nữ chỉ quan hệ tình dục qua đường âm đạo không được bảo vệ, và 4,2 lần so với những phụ nữ không quan hệ tình dục qua đường hậu môn/ âm đạo không được bảo vệ. Vì vậy, đeo bao cao su khi quan hệ tình dục chắc chắn là quan trọng và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Sử dụng bao cao su cũng có thể giúp ngăn ngừa các loại nhiễm trùng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu. Tiến sĩ Minkin cho biết: “Mặc dù có rất nhiều vi khuẩn trong âm đạo nhưng ở hậu môn thậm chí còn nhiều hơn. Bao cao su giữ cho dương vật sạch sẽ, vì vậy nếu hai bạn đã sẵn sàng chuyển từ quan hệ qua đường hậu môn sang âm đạo, hãy thay bao cao su mới để đảm bảo sẽ loại bỏ vi khuẩn từ trực tràng ra khỏi âm đạo.
Và trong khi thực hiện, đừng bỏ qua chất bôi trơn khi quan hệ đường hậu môn. Nếu không sử dụng chất bôi trơn, sẽ có nhiều mô bị bong ra hơn và nếu niêm mạc bị rách xước thì còn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Điểm mấu chốt: Khả năng mang thai khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ là cực kỳ nhỏ. Mối lo ngại lớn hơn là bị nhiễm trùng như HIV và STI, vì vậy hãy nhớ sử dụng bao cao su.
Nguồn: Women’sHealthmag.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Phụ nữ cần chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai Thứ Ba, 07/05/2024, 00:00
- Bà bầu có thể làm gì để sinh thường? 6 lời khuyên cần thiết cho tam cá nguyệt thứ ba Thứ Sáu, 03/05/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
- Mang thai ở tuổi vị thành niên và những hậu quả Chủ Nhật, 28/01/2024, 00:00
- 9 tâm lý phổ biến khi bầu 3 tháng đầu Thứ Ba, 23/01/2024, 00:00
- Mang thai là một sự kiện có thể thay đổi tâm lý phụ nữ Thứ Ba, 16/01/2024, 23:00
- Khám phá cách tính tuổi thai nhi, ngày dự sinh chính xác của bác sĩ sản khoa Thứ Hai, 19/09/2022, 16:00
- CẨM NANG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:00
- Sức khoẻ răng miệng khi có thai Thứ Bẩy, 02/08/2014, 00:00
- Hiện tượng đa thai Thứ Sáu, 27/06/2014, 00:00
- Những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén - Xác định sự mang thai Thứ Sáu, 20/06/2014, 00:00
- Những điều cần kiểm tra trước khi mang thai Thứ Tư, 18/06/2014, 00:00