Chuyện kể của một tinh hoàn vừa thoát ''chết'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Tớ và cậu chủ vừa trải qua một tai nạn vô cùng khủng khiếp
tamsubantre.org - Cho đến tận bây giờ - tớ - một tinh hoàn vừa từ “cõi chết” trở về vẫn thấy hoảng hồn vì những chuyện vừa xảy ra...
Đó là một đêm cuối năm giá rét khủng khiếp, tớ đang co ro trong vòng tay ấm áp của cậu chủ thì tai họa ập tới. Chẳng hiểu sao, cơ thể tớ bỗng nóng bừng, kèm theo những cơn đau dữ dội. Cậu chủ nhỏ la oai oái. Có lẽ chưa bao giờ cậu bị đau đến thế, đau hơn cả những lần bị cha mẹ tét đít vì tội trốn học đi chơi. Lúc đầu, cậu dùng tay sờ nắn tớ xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng càng động vào, cảm giác đau càng nhân lên gấp bội. Cơn đau khiến cậu không thể cử động, thậm chí phải vất vả lắm, cậu mới có thể duỗi chân nằm thẳng trên giường.
Lúc ấy, linh tính có chuyện chẳng lành, vì thực sự từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, tình trạng tồi tệ như thế này chưa từng xảy ra, tớ đã giục cậu chủ mau chóng gọi papa và mama đến cấp cứu. Thế nhưng, vì xấu hổ, cậu ấy đã bỏ ngoài tai tất cả với lý do: “Đau chỗ kín chứ có phải đau tay đau chân đâu mà gọi. Chuyện này mà để bọn bạn ở lớp biết được thì chỉ có đường chui xuống lỗ cho đỡ xấu hổ”. Thế rồi để trấn an tinh thần tớ, cậu còn cố gượng đau để nghêu ngao vài câu hát chế. Nói thật, bình thường, tớ rất thích nghe những âm thanh vui nhộn ấy, nhưng lúc này thì không. Tớ đang rất hoảng loạn bởi vì rõ ràng cơ thể tớ đang sưng phồng lên, lại còn nóng rát nữa. Chẳng những vậy, cơn đau không chỉ dừng lại ở “vùng kín”, nó đang lan rộng sang cả vùng bụng nữa. Rồi cậu chủ buồn nôn. Cậu ấy nôn thốc nôn tháo tất cả những gì vừa cho vào dạ dày một tiếng trước đó. Đến lúc này, không thể bình tĩnh hơn, tớ òa khóc nức nở. Cậu chủ cũng vậy. Cậu ấy đã thực sự hoảng sợ và bắt đầu cất tiếng gọi mẹ...
Hai phút sau, trước tiếng kêu thất thanh của cậu chủ, tất cả các thành viên trong gia đình xuất hiện trong vẻ mặt đầy lo lắng. Mama là người đầu tiên tiến lại gần cậu con trai cưng. Bà hét lên hốt hoảng khi thấy cơ thể con trai mình nóng bừng, mặt tái dại và lấm tấm mồ hôi. Không thể nhanh hơn, bà vội vàng cùng mọi người bế cậu chủ đi cấp cứ. Mặc dù lúc này cảm giác đau vẫn khiến tớ và cậu chủ lịm người đi, nhưng trong sâu thẳm, tớ mừng rỡ hiểu rằng: vậy là mình đã được cứu.
Chẳng hiểu vì đang buổi đêm hay vì đây là trường hợp khẩn cấp mà khác với ngày thường, bọn tớ chẳng phải chờ đợi gì. Với kinh nghiệm chuyên môn và qua lời kể của cậu chủ, bác sĩ kết luận: “Xoắn tinh hoàn”. Ngay lập tức, tớ và cậu chủ được đưa vào phòng mổ.
Bác sĩ Ngọc Thạch, khoa ngoại - thận niệu BV Nhi Đồng 2 cho biết, với bệnh xoắn tinh hoàn, "thời gian vàng" điều trị bệnh chỉ gồm sáu giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Cụ thể, đến trước sáu giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn, còn nếu đến trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%, nếu đến trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu và đến trên 24 giờ sẽ không cứu được tinh hoàn. |
Thở phào một cái, nhưng giọng mama nghe vẫn còn run run: “Sao cháu nó lại bị như thế hả bác sĩ?”
“Hiện tại, vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính của căn bệnh này, nhưng nguyên nhân sâu sa là do tinh hoàn tự xoay quanh trục của nó làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu đến nuôi dưỡng tinh hoàn. Bệnh này thường xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên, nhất là với những người mà tinh hoàn không cố định (tức nay sờ thấy ở vị trí này, mai lại sờ thấy ở vị trí khác). Nhưng thôi, bây giờ không phải là lúc để tìm hiểu về bệnh, chị về phòng chăm sóc cháu đi. Chắc cháu vẫn còn rất hoảng loạn. Đau thế cơ mà. Có người còn đau đến ngất đi ấy chứ”, ông bác sĩ ôn tồn.
Trở về bên cạnh cậu chủ, tớ thấy mặt mama vẫn còn rất hốt hoảng. Kể cũng đúng, không hốt hoảng sao được khi chỉ trong chốc lát thôi, rất có thể tớ sẽ phải lìa xa cậu chủ mãi mãi. Và như thế, không chỉ làm xấu “vùng kín”, làm cậu chủ tự ti khi thấy mình không giống các bạn, nó còn ảnh hưởng đến khả năng làm papa sau này của cậu ấy nữa. Đúng là một đêm hú hồn.
Tinh hoàn nhỏ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00