Chuyên gia tâm lý: Cha mẹ có con lớn lên thành công và hạnh phúc thường có 8 điểm chung Thứ Hai, 02/01/2023, 17:00
Sự thành công của con cái khi trưởng thành phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ trong những năm đầu đời. Mặc dù không có một công thức cụ thể về việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công, nhưng nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lý học Mỹ đã chỉ ra một số điểm chung của các bậc cha mẹ có con lớn lên thành công và hạnh phúc.
1. Cha mẹ quan tâm đến dinh dưỡng và thói quen ăn uống của con
Dinh dưỡng đầy đủ, thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa giúp con tập trung và làm việc hiệu quả hơn trong suốt một ngày.
Theo tờ Business Insider, Tiến sĩ Catherine Steiner-Adair - nhà tâm lý học về gia đình Đại học Y Khoa Harvard cho biết: cha mẹ hãy là người tạo cho con cái thói quen ăn uống lành mạnh và đúng giờ, giúp con có sự phát triển tốt nhất.
Tiến sĩ nói thêm, để giúp trẻ trân trọng sức khỏe và yêu bản thân, cha mẹ cần làm gương, có thái độ tích cực đối với cơ thể của mình và của người khác, có thói quen ăn uống lành mạnh và biết quý trọng đồ ăn thức uống, không chê, không kén chọn thức ăn.
2. Cha mẹ giải quyết vấn đề một cách công minh, tôn trọng nhau khi xảy ra xung đột
Giáo sư E. Mark Cummings - Giáo sư Tâm lý học Đại học Notre Dame cho biết: trẻ chứng kiến xung đột của cha mẹ không hẳn là tiêu cực nếu cha mẹ chúng tôn trọng nhau và nhìn nhận vấn đề một cách công minh. Qua đó, chúng sẽ học được các kỹ năng tranh luận vấn đề, lòng tự trọng và cảm giác an toàn, gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Giáo sư nói: “Khi bọn trẻ chứng kiến một cuộc tranh cãi và thấy cha mẹ giải quyết vấn đề theo cách tôn trọng nhau, con trẻ thực sự hạnh phúc nhiều hơn”.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, việc cha mẹ giận dỗi nhau theo cách im lặng và không giải quyết vấn đề rõ ràng thực sự có hại cho cảm xúc của trẻ hơn là giải quyết công khai”. Ông giải thích rằng trong những tình huống này, trẻ có thể cảm nhận được điều gì đó không ổn trong mối quan hệ của cha mẹ, có thể dẫn đến căng thẳng, cảm giác bất an, nhưng không biết điều gì đang xảy ra trong gia đình mình.
Sự căng thẳng lâu dài do cha mẹ giận dỗi nhau có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, tuyệt vọng, bất an, mệt mỏi. Từ đó, khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập.
3. Cha mẹ để con nếm mùi thất bại
Một trong những sai lầm của cha mẹ chính là: kiểm soát quá mức cuộc sống của trẻ để chúng không bao giờ gặp thất bại. Tác hại của việc này chính là, con không bao giờ có thể trưởng thành được và khó hòa nhập vào xã hội khi chúng lớn lên, bởi vì chúng được cha mẹ bao bọc quá mức. Cũng có nhiều bậc phụ huynh biết rằng "để con tự trải nghiệm sự thất bại" là một điều tốt nhưng không ít người làm được vì bố mẹ không nỡ nhìn thấy con vấp ngã.
Julie Lythcott-Haims - nhà giáo dục, diễn giả nổi tiếng người Mỹ cho rằng, việc cha mẹ bao bọc quá mức và không muốn cho con nếm trải cảm giác thất bại là một phương pháp giáo dục hoàn toàn sai lầm. “Điều cốt yếu là chuẩn bị hành trang cho con bước đi trên con đường của mình chứ không phải là lựa chọn con đường cho con bước đi”, bà nói.
4. Cha mẹ hạn chế cho con xem TV
Theo một nghiên cứu năm 2011 từ Đại học Bang Ohio, các kỹ năng giao tiếp của trẻ có xu hướng bị kìm hãm khi chúng xem TV quá nhiều. Điều này cũng làm giảm tần suất tương tác giữa cha mẹ và con cái.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đọc sách có lợi hơn cho việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Dù cha mẹ có xem TV cùng con đi chăng nữa cũng sẽ tạo ra một môi trường giao tiếp bất lợi cho trẻ, trong khi cha mẹ cùng con đọc sách sẽ có lợi hơn cho việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.
5. Cha mẹ để con cái tự quyết định
Theo nhà cố vấn sức khỏe tâm thần - bác sĩ Laura JJ Dessauer, việc không để con cái đưa ra quyết định có thể biến chúng thành những “người lớn phụ thuộc” sau này.
Dessauer viết trên tạp chí Psychology Today rằng việc cha mẹ thay con đưa ra mọi quyết định, bao gồm cả việc chúng mặc gì, ăn gì, chơi với ai,...có thể làm chúng thui chột khả năng giải quyết vấn đề. Bác sĩ Laura JJ Dessauer nói thêm: Khi con trưởng thành, con chỉ biết thụ động nghe theo lời cha mẹ, như vậy cuộc sống của chúng sẽ không hạnh phúc”.
Cha mẹ thay vì kiểm soát, thay con suy nghĩ mọi vấn đề mà chúng có thể tự giải quyết, hãy để chúng tự quyết định những gì chúng muốn trong phạm vi cho phép.
6. Cha mẹ dạy trẻ tự lập
Nếu con bạn có khả năng tự lập tốt, chúng sẽ có nhiều khả năng thành công hơn dù phải sống trong bất cứ môi trường nào.
Theo một nghiên cứu kéo dài 32 năm được công bố trên tạp chí Khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS), những bậc cha mẹ khuyến khích con tự lập và trao quyền tự do cho chúng trong phạm vi cho phép sẽ giúp con lớn lên thành công và tránh đi những suy nghĩ tiêu cực, bốc đồng khi trưởng thành.
7. Cha mẹ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con
Theo một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Delaware cho biết: nếu cha mẹ chú ý và lắng nghe con cái khi chúng trình bày, tôn trọng ý kiến của con, chúng sẽ có khả năng thành công cao hơn.
Những đứa trẻ này thường có kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra, kết quả học tập, có các mối quan hệ lành mạnh hơn khi trưởng thành và có nhiều khả năng theo đuổi chương trình học vấn cao hơn.
8. Cha mẹ thích đọc sách cho con cái nghe
Ngoài việc mang lại khoảng thời gian gắn bó tuyệt vời cùng con, đọc sách có thể có những tác động tích cực lâu dài khác đến sự phát triển của con. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cha mẹ đọc sách cho con nghe mỗi ngày hoặc cùng con đọc sách có thể cải thiện kỹ năng văn học và ngôn ngữ, kỹ năng nhận thức. Đồng thời, việc đọc sách cho con nghe trước khi ngủ cũng giúp gắn kết mối quan hệ cha mẹ - con cái, giúp con ngủ ngon và học tập hiệu quả hơn vào sáng hôm sau.
Cha mẹ hãy dành sự quan tâm, cho con cái một môi trường giáo dục tốt để tự do phát triển, đó chính là tình yêu thương lớn nhất dành cho con. Đằng sau một đứa trẻ lớn lên thành công và hạnh phúc là những bậc cha mẹ có phương pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp.
Trí thức trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Con gái có nên chủ động trong tình yêu? Thứ Hai, 02/01/2023, 16:00
- Những việc cha mẹ nên làm để con hạnh phúc và thành công Thứ Hai, 02/01/2023, 16:00
- 5 Địa chỉ Tư vấn Tâm lý Hôn nhân gia đình uy tín tại TPHCM Thứ Hai, 02/01/2023, 15:00
- Hôn nhân mà thiếu điều này thì chắc chắn sẽ ly hôn Thứ Hai, 02/01/2023, 14:00
- Làm sao để thấy được cảm xúc của đàn ông? Thứ Sáu, 30/12/2022, 00:00
- Thực trạng ly hôn trong giới trẻ hiện nay Thứ Năm, 29/12/2022, 17:00
- Có nên sống thử trước hôn nhân để hiểu nhau hơn không? Thứ Năm, 29/12/2022, 17:00
- Vì sao nhiều bạn trẻ ngày nay sợ kết hôn? Thứ Năm, 29/12/2022, 16:00
- Qua một số nghiên cứu gần đây cho thấy quan điểm về hôn nhân của thanh niên cởi mở hơn, hiện đại hơn với một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới. Quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh hội nhập có những tác động không nhỏ đến quan điểm Thứ Năm, 29/12/2022, 15:00
- GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TRẺ VỀ GIÁ TRỊ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH Thứ Năm, 29/12/2022, 13:00
- Tình yêu bồi bổ tinh thần của chúng ta thế nào? Thứ Tư, 21/12/2022, 00:00
- Cảm giác bất mãn với người yêu từ đâu mà có? Thứ Tư, 21/12/2022, 00:00