Chuẩn bị gì trước khi mang thai? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Mỗi người phụ nữ khi đến tuổi đều mong muốn được làm mẹ, được thực hiện thiên chức của mình. Nhưng hầu hết chị em đều rơi vào trạng thái băn khoăn, lo lắng và rất hồi hộp. Lí do thật đơn giản là do các chị em chưa được chuẩn bị kĩ càng cho lần mang thai đầu tiên này. Vì vậy dưới đây sẽ là những lời khuyên để bạn có thể tự tin, chủ động chuẩn bị mọi thứ để chào đón sự ra đời của bé con.
Tại sao lại vậy?
Bởi đa số các cặp vợ chồng thường rơi vào trạng thái căng thẳng do lo lắng, mệt mỏi dẫn đến trạng thái stress. Stress không chỉ khiến bạn bị ức chế mà nó còn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và chất lượng phôi thai.
Nếu bạn bị căng thẳng trong thơi gian thai nghén còn ảnh hưởng không tốt đến tính cách và sự phát triển của đứa trẻ sau này. Chính vì vậy trước khi mang thai cả hai vợ chồng cần chuẩn bị tâm lí thật tốt sẵn sàng cho viếc thụ thai và tìm hiểu các biện pháp giảm stress hiệu quả. Người chồng cũng cần tìm hiểu những biến đổi tâm lí bất thường của vợ mình có thể có trong khi mang thai để có các biện pháp chăm sóc và quan tâm chu đáo để người vợ có được tâm lí tốt nhất khi mang bầu.
Thứ hai: Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lí, một chế độ tập thể dục thường xuyên và có một trọng lượng cơ thể cân đối là việc vô cùng cần thiết đối với tất cả phụ nữ đặc biệt là những người đang muốn làm mẹ hoặc mới được làm mẹ.
Tại sao lại như vậy?
Như các bạn đã biết trong quá trình mang thai, các thai phụ thường bị mắc một số chứng bệnh như thiếu máu hay gặp khó khăn trong quá trình mang thai. Các dấu hiệu đó chứng tỏ bạn đã và đang có một chế độ dinh dưỡng không hợp lí.
Khoảng một tháng trước khi mang thai, người vợ nên uống bổ sung viên sắt và acid Folic. Nó sẽ giúp cho bạn có thể phòng tránh các dị tật về ống thần kinh cho thai nhi. Đặc biệt việc bổ sung acid Folic rất quang trọng trước khi mang thai 1 tháng và sau khi mang thang 3 tháng. Bạn cũng cần uống sát kèm với acid folic sau khi sinh một tháng ( lưu ý: bạn nên lựa chọn thuốc sát có chứa acid folic: 400 mcg và 60 mg sắt nguyên tố).
Tình trạng dinh dưỡng của người chồng sẽ quyết định lớn đến chất lượng tinh trùng, còn tình trạng dinh dưỡng của người vợ sẽ quyết định lớn đến khả năng thụ thai và sức khỏe của thai nhi. Vì vậy trước khi mang thai cả hai vợ chồng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí: trong các bữa ăn hàng ngày cần cung cấp đủ protein, vitamin, chât khoáng, canxi…Nó có nhiều trong các loại thức ăn như: cá, thịt gà, thịt nạc, trứng, đậu phụ, rau xanh, hoa quả…
Cần phối hợp cân đối giữa các loại thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Tránh ăn quá nhiều chất dinh dưỡng này mà lại coi nhẹ chất dinh dưỡng khác.
Thứ ba: Bạn hãy tập cho mình thói quen tự chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe của người mẹ khi mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy bạn hãy tập cho mình thói quen tự chăm sóc sức khoẻ cũng như tự nhận biết các dấu hiệu sức khoẻ khi mang thai. Vì bạn chính là người có thể cảm nhận rõ nhất những thay đổi hay bất ổn trong cơ thể mình. Vậy bạn cần làm gì để có thể có được sức khỏe tốt nhất cho bạn và con ?
- Trước khi mang thai: bạn nên đi tiêm phòng một số mà nếu gặp phải trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao( bệnh cúm, rubela, sốt phát ban, thủy đậu, quai bị...). Việc tiêm vaccine nên tiến hành ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Người mẹ cũng nên đi khám răng miệng, lấy cao răng để hạn chế viêm lợi, viêm quanh cuống, abces răng - những bệnh răng miệng mà phụ nữ mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc phải.Đó cũng là việc mà rất nhiều phụ nữ coi thường và bỏ qua. Nhưng thực tế lại có rất nhiều bà mẹ lại mắc các bệnh về răng miệng trong quá trình mang thai và sau khi sinh gây nên những khó khăn không nhỏ cho việc điều trị. Cả gia đình nên đi tẩy giun trước khi bà mẹ mang thai để tránh sự lấy nhiếm chéo cho thai phụ.
Cả hai vợ chồng cũng cần đi khám sức khỏe toàn diện để góp phần đảm bảo cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi sau này. Các bạn sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm như sau: xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ, khám phụ khoa và đặc biệt là xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường máu…
Bạn cần ngừng uống thuốc tránh thai khoảng 4 tháng trước khi mang bầu và chuyển sang các biện pháp tránh thai an toàn khác.
Hai vợ chồng cũng cần thận trọng khi dùng thuốc trị bệnh. Vì có một số loại thuốc có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản. Ví dụ như các thuốc kháng sinh điều trị ung thư, moocphin, cocain, thuốc lợi tiểu…Nếu chẳng may bạn phải dùng các laoij thuốc này để điều trị thì tốt nhất nên thụ thai khi ngưng dùng thuốc khoàng nửa năm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Đối với những người đã từng bị sẩy thai: trước khi mang thai trở lại cần phải chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ: đảm bảo về chỉ số khối cơ thể BMI>=18,5 (BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao x chiều cao (m).Vì vậy bạn không nên áp dụng các biện pháp giảm cân trong quá trình này. Bởi nếu bạn nằm trong số những người đã tùng xảy thai thì không ai dám chắc bạn không bị xảy thai lần này nữa.
- Từ bỏ các thói quen xấu: Cả hai vợ chồng không hút thuốc lá, không uống rượu và các chất kích thích, vì nó có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và gây dị tật cho thai nhi.
- Khi mang thai: bạn hãy nói không với những chất độc hại như thuốc diệt muỗi, hoá chất tẩy rửa, hoá chất nhuộm tóc...Nếu như công việc bắt buộc bạn phải tiếp xúc thì hãy có những chuẩn bị tốt nhất tránh tiếp xúc trược tiếp. Khi vận động, bạn cần từ tốn, nhẹ nhàng tránh làm việc nặng và thực hiện những động tác mạnh bạo. Vì lúc này các dây chằng trở nên mềm hơn, dễ bị sang chấn hơn. Khi bị cảm cúm, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà phải đi khám bác sỹ ngay để xác định nguyên nhân, để được kê đơn thuốc hợp lý. Bởi có những thuốc tuyệt đối các thai phụ không được sử dụng sẽ nguy hiểm tới bé con trong bụng. Khi bạn không may bị giãn tĩnh mạch do mang thai, đặc biệt là bị trĩ và táo bón, bạn nên ăn nhiều rau quả, tập thể dục, mặc quần áo rộng và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đám trĩ co lại. Bạn có thể tập luyện cách rặn thở đều để chuẩn bị cho việc sinh con trở nên dễ dàng.
Hy vọng rằng các bạn sẽ có được những chuẩn bị tốt nhất và cần thiết cho quá trình thụ thai để có thể chào đón một bé con khỏe mạnh ra đời.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00