Chữa lành cảm giác xấu hổ và tội lỗi thông qua tự tha thứ (P1) Thứ Năm, 23/11/2017, 13:30
Xấu hổ và tỗi lỗi nhìn qua rất giống nhau – trải qua hai cảm giác này đều khiến ta thấy rất tệ về cản thân. Tuy nhiên tội lỗi có thể hiểu là cảm thấy thất vọng về ai đó vì đã xâm phạm vào một giá trị đạo đức hoặc hành vi nào đó. Cảm giác tội lỗi có thể là một điều cần thiết: nó giúp ta nhận ra và thay đổi những hành vi không phù hợp. Với xấu hổ, một người có thể cũng thất vọng về ai đó hoặc chính bản thân dù không có giá trị nào bị vi phạm.
Chúng ta đã nghe rất nhiều về việc tha thứ ai đó thì quan trọng thế nào, tuy nhiên tha thứ bản thân ta thì sao? Chuyện này liệu có quan trọng? Tôi tin là có.
Khi chúng ta làm tổn thương ai đó, việc ta cảm thấy tồi tệ về chuyện ấy là một điều rất bình thường và tự nhiên, ta sẽ cảm thấy ân hận và ước giá mà mình có thể quay ngược thời gian để sửa chữa những việc ấy, hoặc muốn làm gì đó để bù đắp lại lỗi lầm. Tuy nhiên sẽ không lành mạnh chút nào nếu sau đó ta vẫn liên tục dằn vặt bản thân và tin rằng mình là người tồi tệ vì những gì mình đã làm. Những cảm giác ban đầu nói chung được gọi là cảm giác tội lỗi, nhưng những cảm giác được đề cập sau đó lại là xấu hổ.
Xấu hổ và tỗi lỗi nhìn qua rất giống nhau – trải qua hai cảm giác này đều khiến ta thấy rất tệ về cản thân. Tuy nhiên tội lỗi có thể hiểu là cảm thấy thất vọng về ai đó vì đã xâm phạm vào một giá trị đạo đức hoặc hành vi nào đó. Cảm giác tội lỗi có thể là một điều cần thiết: nó giúp ta nhận ra và thay đổi những hành vi không phù hợp. Với xấu hổ, một người có thể cũng thất vọng về ai đó hoặc chính bản thân dù không có giá trị nào bị vi phạm.
Xấu hổ có thể rất không lành mạnh, hạ thấp lòng tự trọng (cảm thấy mình không có giá trị gì) và gây ra các hành vi củng cố hình ảnh bản thân thấp kém. Cảm giác xấu hổ gây ra vố số các vấn đề, ví dụ:
- Tự trách
- Bỏ bê bản thân
- Hành vi tự hoại (hành hạ bản thân bằng thức ăn, rượu, thuốc phiện, thuốc là, hành vi tự làm đau cơ thể)
- Hành vi “tự phá mình” (Self-Sabotage – chiến đấu chống lại người thân hoặc phá hoại chính công việc mình đang làm)
- Tin rằng mình không xứng đáng để nhận được những điều tốt đẹp.
- Những cơn cáu giận dữ dội (thường xuyên đánh nhau, la hét giận dữ)
- Hành vi chống lại xã hội (phá luật hoặc thậm chí chống phá phá luật)
- Liên tục lặp lại vòng tròn bạo hành dù là trong vai trò nạn nhân bị bạo hành hay người gây bạo lực.
Một số người đã giải thích sự khác biệt giữa xấu hổ và tội lỗi như sau: khi ta tội lỗi, ta cảm thấy tệ với những gì ta làm hoặc không làm, khi ta xấu hổ, ta cảm thấy tệ với chính con người mình; khi ta tội lôi, ta cần phải hiểu rằng phạm lỗi không phải một điều xấu, khi ta cảm thấy xấu hổ, ta cần hiểu rằng sống với con người thật của mình không có gì sai hết.
Rào cản ngăn việc tự tha thứ
Nhiều người gặp phải suy nghĩ ngăn cản việc tự tha thứ bản thân. Những đánh giá tiêu cực về bản thân và việc tự khác bản thân có thể là một trong những yếu tố để ngăn việc bạn tự phát triển con người mình. Bạn càng cảm thấy xấu hổ về những hành động bạn làm trong quá khứ, lòng tự tôn của bạn càng bị hạ thấp và bạn càng có ít động lực để thay đổi. Và khi bạn không thể tự tha thứ, mức độ tệ hại bạn đang cảm thấy sẽ khiến bạn không thể nhìn nhận được những lỗi lầm của bản thân và không thể mở lòng với những đánh giá, phê bình của người khác.
Tin tốt là: bạn vấn có thể dung hòa việc thay đổi hành vi của mình và tự tha thứ bản thân, cùng một lúc. Thật ra thì thì, bạn càng cho chính bản thân mình cơ hội, bạn càng có động lực để thay đổi.
Một lí do nữa khiến một số người gặp khó khăn trong việc tự tha thứ đó là có thể họ luôn muốn mình “phải thật tốt” và phải được mọi người nhìn nhận là người “hoàn thiện”. Mong muốn thật “hoàn thiện” này có thể khởi nguồn từ cha mẹ hay những người thân khác, họ có thể từng bị nghiêm khắc trừng phạt hoặc bỏ rơi khi mắc lỗi, và điều đó khiến họ cũng nghiêm khắc với bản thân tương tự như vậy và nghĩ mình không dễ dàng để được dung thứ.
Nếu bạn từng làm tổn thương ai đó và từ chối tha thứ bản thân mình, những khi ấy bạn có thể tự hỏi: “Tại sao mình phải tha thứ cho bản thân nhỉ? Điều ấy đâu giúp ích được gì cho những người mình làm tổn thương.” Câu trả lời cho câu hỏi này là: Nếu mình không tha thứ bản thân, cảm giác xấu hổ bạn mang sẽkhiến bạn tiếp tục hành động theo những cách gây hại đối cho người khác và bản thân bạn. Và vị tha với bản thân sẽ giúp bạn chữa lành tinh thần khỏi những tổn thương mà cảm giác xấu hổ gây ra và bạn có thể hoàn thiện bản thân hơn. Không phải canh cánh nỗi thù ghét bản thân, bạn sẽ tạo cơ hội để thay đổi cuộc đời mình.
Làm cách nào để có thể tha thứ bản thân sau những tổn thương gây ra cho người khác?
Tha thứ bản thân sau khi đã làm tổn thương ai đó có thể là một trong những việc khó khăn nhất bạn phải làm để chữa lành mặc cảm xấu hổ. Thực ra, đây cũng có thể là điều khó khăn nhất bạn phải làm trong cuộc đời mình. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn trong vòng tròn bạo hành với vai trò là người gây ra bạo lực theo các bạn từng bị bạo hành.
Ví dụ có vẻ rất khó để tha thứ hành vi bạo hành trẻ em. Dù sao thì bạn biết rất rõ bạo lực gây tổn thương cho một đứa trẻ như thế nào. Và bạn cũng biết rất rõ cảm giác tủi nhục kết hợp với bạo lực sẽ tàn phá cuộc đời một người như thế nào.
4 con đường dẫn đến tự tha thứ
Mặc dù việc tự tha thứ có vẻ vô cùng khó khăn sau những tổn thương bạn gây ra cho người khác, nhưng điều ấy không phải là không thể. Có một số cách khá hiệu quả như sau:
- Tự hiểu mình
- Biết về những đặc điểm chung của nhân loại
- Giành lấy sự tha thứ: nhận trách nhiệm, xin lỗi và sửa đổi.
- Cầu xin sự tha thứ từ những thế lực tối cao
Cụ thể về các phương pháp này sẽ được đề cập ở phần 2 của bài viết, bạn hãy đọc và lựa chọn những cách bạn cảm thấy phù hợp với bản thân và hoàn cảnh, tình huống của bạn nhất
Dịch: Minh Khuê
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- KIểm soát sự thay đổi tâm trạng đột ngột bằng chế độ ăn hợp lý hơn Thứ Năm, 23/11/2017, 09:30
- 5 BÍ QUYẾT CHO TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC Thứ Năm, 23/11/2017, 08:30
- 5 kỹ thuật hiệu quả để trở nên tích cực hơn Thứ Năm, 23/11/2017, 07:30
- Số phận đau khổ của những người cả đời không cảm thấy sung sướng Thứ Ba, 14/11/2017, 14:30
- Bốn niềm tin của bạn về người yêu cũ của chàng đang âm thầm phá hủy mối quan hệ của bạn Thứ Ba, 07/11/2017, 13:30
- NÊN YÊU NHAU BAO LÂU THÌ CƯỚI? Thứ Ba, 07/11/2017, 08:30
- Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển trí não trẻ như thế nào? Thứ Hai, 06/11/2017, 18:38
- Để giữ gìn những mối quan hệ, bạn cần tránh điều gì? Thứ Tư, 01/11/2017, 09:50
- 14 DẤU HIỆU CỦA MỘT NGƯỜI CÓ TINH THẦN KHỎE MẠNH (Phần 2) Thứ Năm, 19/10/2017, 11:30
- Nghệ thuật khen ngợi, tán dương người khác Thứ Năm, 19/10/2017, 09:00
- Sau cơn mưa Thứ Tư, 18/10/2017, 10:50
- MẸ ƠI, CON KHÔNG LẤY CHỒNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG? Thứ Tư, 18/10/2017, 10:35