Chữa bệnh kiểu teen Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nhieu teen nghĩ rằng mình rất thông minh khi áp dụng những sáng kiến chữa bệnh như thế
tamsubantre.org - Bị viêm nhiễm phụ khoa với nhiều teen là chuyện không thể chấp nhận. Vì trong suy nghĩ của các bạn, chỉ có những người đã từng “nếm trái cấm” mới lãnh hậu quả đó. Cho nên, khi “vùng kín” bỗng dưng… khó chịu, không ít bạn đã nghĩ ra rất nhiều “sáng kiến” để ứng phó với bệnh tật.
Sáng kiến thứ nhất: “Mượn sổ chữa bệnh”
Một tuần về quê nghỉ hè của Hà trôi đi thật khủng khiếp. Không phải vì thức ăn ở quê không ngon, cũng chẳng phải vì tình trạng điện đóm bị cắt triền miên, mà bởi “vùng kín” của cô bỗng dưng “dở chứng”. Chưa bao giờ “nó” bị ngứa liên miên không thể kiểm soát được như thế. Lúc đầu, Hà nghĩ có thể là do “lạ nước”, nên cấp tốc trở về nhà khi kì nghỉ còn dang dở. Thế nhưng khi đã yên ổn tại “cư gia” quen thuộc, tình trạng vẫn chẳng cải thiện chút nào.
Nghĩ lại ngày trước, đã có thời gian mẹ từng bị ngứa điên đảo như thế, Hà quyết định lục tung phòng mẹ để tìm ra quyển sổ y bạ kê đơn thuốc. Thoáng chút lăn tăn vì bác sĩ kê cả thuốc đặt âm đạo, nhưng Hà cũng nhanh chóng định thần bằng suy nghĩ: “Không sao, chỉ cần bỏ loại thuốc này đi là được. Bây giờ mà đến phòng khám, người ta lại đánh giá này nọ”. Tưởng như có thể “thổi bay cơn ngứa” sau khi tự bắt bệnh kê đơn, nhưng trái với mong đợi của Hà, biểu hiện bệnh lại ngày càng nặng hơn.
Sáng kiến thứ hai: “Chữa bệnh online”
Cũng trong tình trạng “vùng kín” bị “ốm” như Hà, Lan - một tín đồ của Internet lại nghĩ ra cách chữa bệnh tuyệt hảo khác: “chữa bệnh qua internet”. Vậy là, thay vì tìm đến các phòng khám phụ khoa, Lan lang thang vào các diễn đàn hỏi cư dân mạng về những biểu hiện bệnh. Sau khi nhận được câu trả lời, cô bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh, xem nó có những triệu chứng như mình đang gặp không, rồi tự tay đi mua thuốc theo gợi ý của các bài viết đó.
Không chỉ áp dụng “sáng kiến” này cho mình, mỗi khi bạn bè than thở “vùng kín” có vấn đề, Lan đều trượng nghĩa ra tay cứu giúp. Nếu ai đó phàn nàn “chẳng thấy đỡ tẹo nào”, cô đều đổ vạ “tại cậu uống thuốc không đến nơi đến chốn, chứ tớ đã từng chữa trị như vậy mà bệnh khỏi hẳn đấy thôi”. Thế nhưng, sự thực thì Lan chỉ mới áp dụng cách này một lần và các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ có suy giảm ít nhiều, song chỉ vài ngày sau nó lại trở lại nguyên vẹn như chưa từng được uống thuốc. Những lúc như thế, Lan đều tự trấn an bản thân: “Bệnh phụ khoa rất dai dẳng, chữa trị cần phải kiên trì. Đến gặp bác sĩ thì họ cũng chỉ kê những thuốc đó mà thôi. Vừa tốn tiền, tốn thời gian, lại phải đối mặt với những lời xì xầm khó chịu sau lưng”.
Sáng kiến thứ 3: “Chữa bệnh theo kinh nghiệm truyền miệng”
Không chỉ các teengirl mới áp dụng những “sáng kiến” trong việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa mà các teenboy cũng là tín đồ của phương pháp này. Quân sau một thời gian chịu đựng những lần đi tiểu buốt đã thỏ thẻ vấn đề đang gặp phải với cậu bạn có mẹ là bác sĩ phụ khoa. Thật không ngờ mới chỉ nghe vậy, cậu bạn đã khẳng định: “Bị nấm rồi. Mấy ông bà đến nhà tao khám bệnh mà có biểu hiện này, mẹ tao đều kết luận như thế”. Vậy là ngay lập tức, cậu bạn của Quân lấy giấy bút kê ra một vài loại thuốc và nói: “Mẹ tao bảo bị nấm thì phải uống loại thuốc này mới nhanh khỏi. Yên tâm đi, con bác sĩ chẳng lẽ không học được gì từ bố mẹ?”.
Đinh ninh với liều thuốc cậu bạn kê cho, Quân được một phen hết hồn khi cơ thể ngày càng mệt mỏi và chuyện đái buốt vẫn chẳng thể cải thiện được gì.
Hải Hà
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00