Chủ động phòng ngừa 4 bệnh dễ mắc nhất sau mãn kinh Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Nếu không có tác dụng bảo vệ của các hormone như estrogen, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, loãng xương, tăng cân và nhiều nguy cơ khác. Đó là những vấn đề sức khỏe phụ nữ thường phải đối mặt sau mãn kinh.
1. Estrogen suy giảm tăng nguy cơ mắc bệnh gì?
Mức độ hormone giữ cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều đặn có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nếu không có tác dụng bảo vệ của những hormone đó, đặc biệt là estrogen khi giảm đi, phụ nữ sẽ phải đối mặt với những thách thức mới về sức khỏe.
Ngoài ra, những thay đổi khác liên quan đến lão hóa, cụ thể như quá trình trao đổi chất chậm hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, loãng xương và nhiều vấn đề khác ở phụ nữ mãn kinh.
Bệnh tim - mối nguy hiểm sau mãn kinh
Phụ nữ thường nghĩ ung thư vú là mối đe dọa lớn nhất của họ nhưng mối nguy hiểm đáng kể nhất mà chị em
phải đối mặt sau thời kỳ mãn kinh thực sự là bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, có gần 1/3 phụ nữ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ đau tim ở phụ nữ bắt đầu gia tăng khoảng một chục năm sau khi mãn kinh.
Lý do chính là estrogen giúp giữ cho mạch máu linh hoạt, giúp chúng co lại và giãn ra để phù hợp với lưu lượng máu. Một khi estrogen giảm đi, lợi ích này sẽ mất đi. Cùng với những thay đổi khác như huyết áp tăng cao có thể làm dày thành động mạch, khiến trái tim của phụ nữ trở nên dễ bị tổn thương.
Một nghiên cứu của Giáo sư Sản phụ khoa JohnF. Randlph tại Đại học Y tế Michigan đã xem xét những thay đổi về thể chất, sinh học, tâm lý và xã hội mà phụ nữ phải trải qua trong những năm tuổi trung niên của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, những phụ nữ có nhiều cơn bốc hỏa sớm hơn trong thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Phát hiện đó cũng được chứng minh trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, những cơn bốc hỏa thường xuyên và dai dẳng ở phụ nữ mãn kinh có liên quan đến bệnh tim mạch trong tương lai. Do đó, những phụ nữ có tiền sử gia đình bị bệnh tim hoặc những cơn bốc hỏa sớm và nghiêm trọng nên thường xuyên theo dõi sức khỏe và tư vấn bác sĩ về sự cần thiết sàng lọc về bệnh tim mạch hay không.
AHA cũng khuyến khích phụ nữ theo dõi về huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI)... có thể giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.
Loãng xương
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, trước khi mãn kinh, xương của phụ nữ được bảo vệ bởi estrogen, nhưng vào một năm trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng và tiếp tục trong khoảng ba năm sau đó, xương của phụ nữ bị mất đi nhanh chóng.
Bình thường phụ nữ có thể không nhận thấy rằng xương của mình đang yếu đi vì chứng loãng xương có thể không gây ra triệu chứng trong nhiều năm và gãy xương có thể là dấu hiệu rõ nhất của bệnh.
Tăng cân, béo bụng
Thời kỳ mãn kinh có ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất của phụ nữ, nó khiến cơ thể tăng mỡ và mất khối lượng mô nạc. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ nhanh chóng phát triển mỡ bụng trong thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, ngay cả khi cân nặng của họ giữ ổn định. Một phần nguyên nhân khiến nguy cơ béo bụng tăng lên là do mất estrogen.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm có thể khiến mô âm đạo trở nên mỏng và khô hơn. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
2. Làm gì để giảm nguy cơ sức khỏe khi mãn kinh?
Theo BSCKI Hoàng Hường, chuyên Sản phụ khoa, trung bình tuổi mãn kinh của phụ nữ bắt đầu từ 50 tuổi, nhưng dấu hiệu tiền mãn kinh có thể bắt đầu từ 40 tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết và tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tùy từng trường hợp có thể cần tư vấn bác sĩ để có chỉ định can thiệp phù hợp như dùng thuốc, bổ sung nội tiết tố… Tuy nhiên người phụ nữ nên có sự chuẩn bị về tâm lý, điều chỉnh lối sống lành mạnh, tập luyện thể chất thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
Cần có chế độ dinh dưỡng tốt: ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin và chất khoáng như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… Những biện pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ tổn thương khớp, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau mãn kinh.
Để giảm thiểu triệu chứng khó chịu và những nguy cơ sức khỏe thời kỳ mãn kinh, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, tránh căng thẳng. Căng thẳng kéo dài có thể là một yếu tố gây ra mức estrogen thấp. Nguyên nhân do khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone chống stress (cortisol). Nồng độ cortisol cao có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất estrogen và làm giảm estrogen trong cơ thể.
Chế độ ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng, phụ nữ trong giai đoạn này nên ăn các loại thực phẩm giàu phytoestrogen (có tác dụng tương tự như estrogen nhưng có nguồn gốc từ thực vật) như đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
Theo Suckhoedoisong
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NIÊN: NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÌNH DỤC TOÀN DIỆN Thứ Năm, 26/12/2024, 00:00
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
Các tin khác
- 5 điều phụ nữ nên làm để giảm nguy cơ ung thư vú Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- 4 dấu hiệu chính cảnh báo ung thư cổ tử cung không nên bỏ qua Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- 9 xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nữ Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- 10 dấu hiệu rụng trứng tăng cơ hội mang thai Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ 10 điều nên biết về nguy cơ sảy thai Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- Roommate phase: Khi tình yêu thoái hóa thành tình... người thuê trọ Thứ Sáu, 02/02/2024, 14:00
- Talking stage là gì? Vì sao bạn hẹn hò nửa đường lại đứt gánh? Thứ Sáu, 02/02/2024, 14:00
- Pink flag là gì? Liệu tình yêu bạn có toàn “màu hồng”? Thứ Sáu, 02/02/2024, 14:00
- Untyping dating: Phải làm gì khi mẫu người trong mộng làm bạn… vỡ mộng? Thứ Sáu, 02/02/2024, 12:00
- Lợi và hại của việc khen ngợi con cái Thứ Năm, 01/02/2024, 13:00
- Ba lý do con cái không thành công khi trưởng thành Thứ Năm, 01/02/2024, 12:00
- Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn' Thứ Năm, 01/02/2024, 11:00