Chấn thương tinh hoàn ở nam giới Thứ Ba, 24/06/2014, 00:00
Chấn thương tinh hoàn là một trong những chấn thương bộ phận sinh dục khá phổ biến ở nam giới. Khi bị chấn thương tinh hoàn có gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như khả năng tình dục không? Đây cũng là băn khoăn của nhiều bạn nam hiện nay, đặc biệt là những người chơi thể thao.
Cấu tạo của tinh hoàn
Theo cấu tạo, tinh hoàn nằm trong bìu, bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Kích thước thông thường là 35-50mm chiều dài, 25-35mm chiều rộng và chiều cao từ 15-25mm. Thể tích được tính như sau: thể tích = dài x rộng x chiều cao x hệ số 0,52 (sai số 15%).
Tinh hoàn được bọc trong một bao thớ dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng. Ở cực dưới có dây bìu làm nhiệm vụ gắn tinh hoàn vào bìu. Bìu gồm có 7 lớp từ ngoài vào trong tương ứng với các lớp của thành bụng: da, lớp cơ bám da, lớp tế bào dưới da, lớp mạc nông, lớp cơ bìu, lớp mạc sâu, lớp bao tinh hoàn hay còn gọi là tinh mạc. Giữa hai bìu là một vách sợi.
Nguyên nhân gây vỡ tinh hoàn:
Nguyên nhân chấn thương tinh hoàn thường gặp nhất là do đả thương và chấn thương trong thể thao, và nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm khoảng 10%. Ít gặp hơn là những trường hợp tự bóp tinh hoàn ở những người chuyển đổi giới tính hoặc những bệnh nhân tâm thần.
Tuy nhiên, ở những người chuyển đổi giới tính hoặc những bệnh nhân tâm thần lại thường gặp dạng tự cắt cơ quan sinh dục. Một kết quả báo cáo được tính đến năm 1996 cho thấy trong 98 trường hợp tự cắt cơ quan sinh dục, có khoảng 50% liên quan đến cắt hoàn toàn một hoặc cả hai bên.
Ngoài ra có thể gặp trong vết thương do đạn, súc vật cắn, trẻ sơ sinh trong lúc sinh.
Tình trạng vỡ tinh hoàn:
Khi bệnh nhân bị vỡ tinh hoàn, thường không có biểu hiện rõ ràng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, bệnh sử chấn thương kết hợp với đau tinh hoàn, bầm máu bìu hoặc tụ máu trong tinh hoàn thì thường gặp. Vỡ mào tinh kèm theo có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Nhưng ngược lại hiện tượng đứt ống dẫn tinh cũng rất dễ xảy ra khi bị chấn thương tinh hoàn, có tỉ lệ khoảng 10%.
Kết quả sau điều trị chấn thương:
Kết quả sau điều trị thường tiến triển tốt nếu được xử trí đúng, một tỉ lệ nhỏ có biến chứng như nhiễm trùng vết thương.
Trường hợp bệnh nhân có tụ máu trong tinh hoàn mà không được phẫu thuật thì khoảng 40% sẽ bị nhiễm trùng tinh hoàn hoặc hoại tử tinh hoàn mà thường sau đó cần phải cắt bỏ tinh hoàn.
Tỉ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn tăng từ 7,4% lên đến 55,5% khi phẫu thuật chậm trễ sau 72 giờ tính từ thời điểm bị chấn thương.
Một số trường hợp cho thấy bệnh nhân vỡ tinh hoàn được phẫu thuật kịp thời (ngay cả trường hợp vỡ tinh hoàn 2 bên) sau khi điều trị chấn thương thì không có biểu hiện cho thấy có ảnh hưởng tới số lượng của tinh trùng.
Chức năng nội tiết được bảo tồn trong đa số trường hợp bởi số lượng nhiều những tế bào Leydig.
Những bệnh nhân chấn thương tinh hoàn không có nguy cơ cao hơn về khả năng ung thư tinh hoàn.
Ðối với những môn thể thao có thể gây ra chấn thương tinh hoàn, vì tỷ lệ chấn thương tinh hoàn thấp và khả năng bảo tồn được tinh hoàn cao, nên những người chỉ có một tinh hoàn vẫn có thể tham gia được bình thường.
Qua đây các bạn nam cũng nên lưu ý khi bị chấn thương ở bộ phận sinh dục nói chung và bộ phận tinh hoàn nói riêng, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Chúng ta không nên quá e ngại vì có chấn thương ở bộ phận nhạy cảm mà đến bệnh viện quá muộn vì khi chúng ta chậm chễ thì có thể sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- U tinh hoàn Chủ Nhật, 22/06/2014, 00:00
- Những nguyên nhân dẫn đến vô sinh Thứ Bẩy, 21/06/2014, 00:00
- Những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén - Xác định sự mang thai Thứ Sáu, 20/06/2014, 00:00
- Những điều cần kiểm tra trước khi mang thai Thứ Tư, 18/06/2014, 00:00
- Quy trình khám và điều trị vô sinh Thứ Hai, 16/06/2014, 00:00
- Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh Chủ Nhật, 15/06/2014, 00:00
- Chửa ngoài tử cung Thứ Bẩy, 14/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Triệu chứng và hướng xử trí, dự phòng Thứ Sáu, 13/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng Thứ Năm, 12/06/2014, 00:00
- Chửa trứng Thứ Tư, 11/06/2014, 00:00
- Ung thư dương vật Thứ Ba, 10/06/2014, 00:00
- Sẩy thai liên tiếp - Nguyên nhân và điều trị Thứ Hai, 09/06/2014, 00:00