Chăm sóc ''cô bé'' đúng cách Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Trong những ngày hè oi bức việc giữ vệ sinh cơ thể trong đó có “cô bé” là điều rất quan trọng. Thế nhưng có nhiều kẹp nơ hiểu rõ da mặt, da tay cần chăm sóc ra sao nhưng lại lờ mờ không biết phải chăm sóc “cô bé” nhạy cảm của mình như thế nào. Và điều này đã khiến không ít kẹp nơ gặp những rắc rối liên quan đến sức khoẻ.
Thường xuyên và đều đặn
“Cô bé” của phe kẹp nơ cũng là một bộ phận trên cơ thể nên cũng cần được “tắm gội” hàng ngày, tuy nhiên cần phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên hơn do nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao, đặc biệt là trong thời kỳ ra nhiều khí hư, thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén…. Để “cô bé” không bị “ốm”, XX nên vệ sinh “cô bé” và thay quần chip ít nhất 2 lần/ 1ngày. Ngoài ra, các bạn cũng nên hình thành thói quen rửa, chùi “cô bé” sau khi đi vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn “nhập cư trái phép” cũng như giúp cho “cô bé” không bị ẩm ướt.
Từ trước ra sau
Khi chăm sóc cho “cô bé”, kẹp nơ cần nhớ nguyên tắc rửa hay chùi phải từ đằng trước ra đằng sau, tránh chùi ngược lại. Đó không phải vì đằng trước quan trọng hơn đằng sau mà để tránh cho những vi khuẩn có hại “định cư” tại hậu môn xâm nhập ngược lên vùng kín. Cũng với mục đích này, XX phải tạm biệt thói quen ngâm cả vùng kín vào trong chậu, vì nó sẽ khiến những vi khuẩn vốn rất sẵn có ở hậu môn có cơ hội lan vào nước và tấn công lại “cô bé” .
Chỉ ở ngoài, không vào trong
Thực tế không ít kẹp nơ lựa chọn xà phòng, sữa tắm để chăm sóc cho “cô bé” . Là con gái ai cũng muốn điệu một chút nhưng với “cô bé” việc tự ý dùng “mỹ phẩm” có thể làm thay đổi môi trường tự nhiên của cô nàng. Thông thường môi trường âm đạo có tính axít cao hơn để những vi khuẩn có hại không sống được. Nhưng sữa tắm, xà phòng thường có độ kiềm cao khiến âm đạo mất đi độ ẩm cân bằng và vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt. Khi đó, các vi khuẩn có hại sẽ tự do xâm nhập, sinh sôi và phát triển.
Có một số kẹp nơ lại lựa chọn dung dịch vệ sinh dành riêng cho phái nữ để dùng hàng ngày. Đúng là khi sản xuất dung dịch phụ nữ, nhà sản xuất đã tính đến những đặc điểm riêng của “cô bé”, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể môi trường âm đạo cũng bị biến đổi nên tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định sử dụng. Lời khuyên cho các kẹp nơ là vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hàng ngày.
Bên cạnh đó, có những kẹp nơ thấy không tự tin vì “cô bé” luôn có mùi dù đã vệ sinh rất sạch sẽ, họ nghĩ đến giải pháp sử dụng một vài loại mỹ phầm có mùi thơm như phấn, nước hoa cho “vùng kín” . Thói quen đó có thể làm cho mùi khó chịu biến mất trong một thời gian nhưng kẹp nơ đâu có ngờ rằng hành động đó sẽ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy khi “cô bé” có mùi khác thường, hãy đến gặp bác sỹ ngay nhé, bởi có thể đó là dấu hiệu gợi báo viêm nhiễm đã “gõ cửa”.
Quá sạch chưa phải là tốt
Nếu không được chăm sóc, “cô bé” bị ốm là chuyện dễ hiểu .Vậy tại sao dù đựơc chăm sóc kĩ lưỡng, “cô bé” vẫn viêm nhiễm như thường? Đó có thể là do “cô bé” ấy được vệ sinh quá sạch sẽ. Ví dụ như việc rửa “cô bé” nhiều lần với dung dịch phụ khoa hay phải rửa vào tận bên trong vùng kín mới yên tâm vi khuẩn đã bị tiêu diệt… Tất cả những thói quen đó sẽ khiến cho môi trường tự nhiên thay đổi và vi khuẩn có ích không còn khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại cũng như của những mầm bệnh khác.
Trong những ngày đèn đỏ
Trong những ngày đèn đỏ, “cô bé” cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt bởi kinh nguyệt chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Do đó trong thời gian này nếu không biết cách chăm sóc “cô bé” sẽ “bị ốm” ngay. Nguyên tắc cần nhớ cho kẹp nơ là phải thay băng vệ sinh thường xuyên tối thiểu từ 3 đến 4 giờ/ 1lần, tuỳ vào lượng máu kinh mà lựa chọn băng vệ sinh phù hợp Mỗi lần thay băng vệ sinh, nên rửa “cô bé” bằng nước sạch, và lau khô trước khi đặt băng vệ sinh. Ngoài ra, kẹp nơ cũng nên tạm biệt thói quen ngâm mình trong bồn tắm hoặc thụt rửa âm đạo ở thời kỳ này.
Khi “ yêu”
Khi XXX, nếu cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ có thể một vài chú vi khuẩn, nấm hoặc vi rút có hại sẽ theo “cậu bé” cùng ghé thăm “cô bé”. Do đó trước khi lâm trận tốt nhất cả hai phe đều cần tắm cho “cậu bé” và “cô bé” của mình. Và tất nhiên, khi “tan trận”, “cô bé”cũng cần được tắm rửa và lau khô. Một phần vì sự ẩm ướt do dịch sinh dục của hai người cũng như tinh dịch của phe “đầu đinh” sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Mặt khác, vệ sinh đúng cách có thể “tổng cổ” một vài vị khách không mời nào đó đi nhờ “cậu bé” vào “vùng kín” khi yêu. Dẫu biết rằng vệ sinh “cô bé” không thể tránh được những bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng đó là cách giúp phe kẹp nơ giảm nguy cơ bị viêm nhiễm do “yêu”, nên dù mất thời gian một chút, kẹp nơ cũng đừng quên nguyên tắc này nhé!
Cẩn trọng khi chọn “nội y”
Nội y rất quan trọng vì không chỉ giúp “cô bé” đẹp hơn, điệu hơn mà còn liên quan đến sức khoẻ của kẹp nơ. Một chiếc quần chip quá chật và làm bằng chất liệu không thấm mồ hôi là kẻ thù số một của “cô bé”, vì nó sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho sự sống của vi khuẩn.
Quả thực việc chăm sóc “cô bé” tưởng chừng đơn giản nhưng cũng có những chú ý riêng. Và để thực hiện đầy đủ những điều này kẹp nơ sẽ mất một chút thời gian, sự kiên nhẫn và sự tỉ mỉ. Nhưng bù lại các XX sẽ sở hữu một “cô bé” khoẻ mạnh và sinh tươi. Và nếu bạn là một kẹp nơ thông minh, bạn biết là mình cần làm gì rồi chứ?
Quỳnh Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00