Cảnh giác với sốt cao sau sinh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Sốt cao sau đẻ - vì sao?
tamsubantre.org - Khi bị sốt cao sau khi sinh, nhiều người nghĩ rằng, đó là phản ứng bình thường của cơ thể sau một ca “vượt cạn”. Thế nhưng sự thực không đơn giản như vậy.
Khóc, cười vì sốt cao
Cũng rơi vào tình trạng sốt cao li bì như vợ Hoàng, nhưng với Hương, những triệu chứng ấy chỉ xuất hiện sau khi đẻ một tuần. Nghĩ lại chuyện trước kia mẹ mình đã từng có lần suýt chết hụt bởi nhiễm trùng cổ tử cung, nên khi bị sốt cao tương tự, Hương vô cùng lo lắng. Bế đứa con nhỏ trên tay, cô khóc ròng như một đứa trẻ khiến mọi người càng sốt ruột. Chồng cô, ngay sau khi biết chuyện, cũng hốt hoảng bỏ dở công việc, bay từ nước ngoài về vì sợ “không kịp gặp vợ lần cuối”. Cả gia đình nhốn nháo. Nhưng khi được đưa đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ kết luận: sốt cao do bị áp xe vú. Vậy là từ trạng thái lo lắng, căng thẳng, mọi người được một phen cười vỡ bụng vì sự lo xa quá mức của Hương. Còn Hương, dù trút được gánh nặng trong lòng, song cũng cảm thấy vô cùng ngại ngùng.
Để niềm hạnh phúc sau sinh thêm trọn vẹn, hãy cảnh giác với sốt cao
Vì sao bạn bị sốt cao?
Về nguyên nhân, sốt cao có thể bị gây ra do các bệnh như nhiễm khuẩn vết mổ, viêm bàng quang hoặc nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục hay sót rau... Với các nguyên nhân này, bạn thường thấy đau ở vết rạch hoặc mổ, sản dịch có mùi hôi đôi khi lẫn mủ, hơi thở cũng có mùi khó chịu... Khi đó, bạn cần đến bệnh viện kịp thời để các bác sĩ xử lý. Sự chậm trễ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của sản phụ.
Bên cạnh những nguyên nhân gây sốt nói trên, bạn có thể bị “nóng trong người” do cương tức tuyến vú. Dấu hiệu đi kèm với nó là hai bầu ngực căng, đau tức ngay cả khi không chạm vào. Cách giải quyết tức thời là cho con bú hoặc hút bớt sữa ra ngoài để bầu vú đỡ căng. Tuy nhiên, trong những trường hợp đã sử dụng mọi cách mà vẫn không thể làm sữa thoát ra ngoài, rất có thể bạn đã bị tắc tia sữa. Và như thế, bạn cần có sự trợ giúp của các bác sĩ. Để tránh tình trạng này, theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, bạn cần day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau sinh. Nếu sữa quá nhiều mà em bé lại bú ít, bạn cần vắt bỏ sữa ra ngoài. “Để dành” trong trường hợp này là nguyên nhân khiến bầu vú bị căng tức quá mức.
Dù vì nguyên nhân nào, sốt sau sinh cũng là điều cần chú ý. Nhận biết các dấu hiệu đi kèm sốt cao không có nghĩa bạn sẽ tự chữa trị được cho mình, nhưng bạn sẽ bình tĩnh hơn khi gặp sự cố. Thế nên, hãy là một sản phụ thông minh, bạn nhé!
Tuyết Minh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00