Cần trì hoãn “lâm trận” sau nạo phá thai Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Không “kiêng” sau nạo phá thai có thể khiến XX đối diện với nhiều hậu quả đáng tiếc
tamsubantre.org - Nhiều người cho rằng sau khi nạo phá thai sẽ chẳng cần kiêng kị gì cả, thế nhưng thực tế chỉ ra rằng sự chủ quan này lại chính là nguyên nhân khiến XX phải đối mặt với nhiều hậu quả nguy hiểm.
Chỉ vì không kiêng kị
Mặc dù hơn hai tháng đã trôi qua kể từ ngày Huyền bỏ thai, thế nhưng “đèn đỏ” vẫn chơi trò ú tim. Tưởng rằng đây là dấu hiệu của việc kinh nguyệt không đều, cô bạn đã mua thêm phụ huyết khang về uống. Thế nhưng kết quả cũng chẳng cải thiện được gì. Không những thế, cơ thể Huyền còn bắt đầu xuất hiện những biểu hiện khó chịu như: đau ngực, buồn nôn, thậm chí là đã không ít lần nôn khan. Không thể chịu đựng được hơn, Huyền tìm đến phòng khám phụ khoa thì được bác sĩ thông báo: đã có thai được bốn tuần. Không tin vào kết quả này, Huyền tìm đến cả bệnh viện lớn để siêu âm, nhưng sự thực vẫn chẳng thay đổi. Đến lúc này, cô nàng mới bật khóc: “Em tưởng sau khi hút thai, làm “chuyện ấy” sẽ không cần sử dụng bao cao su. Người yêu em bảo lúc đó buồng trứng đang trong giai đoạn “tái tạo lại hệ thống” nên không thể có thai được”.
Đừng chết vì thiếu hiểu biết, bạn nhé!
Vì sao cần trì hoãn “lâm trận”?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sức khỏe “cô bé” được phục hồi, nghĩa là không còn cảm thấy đau đớn gì nữa sau khi nạo hút là có thể “lâm trận” vô tư. Thế nhưng điều này thực sự là phản khoa học. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, bạn cần kiêng kị “chuyện ấy” ít nhất ba tuần tính từ ngày làm thủ thuật. Nguyên nhân được giải thích là trong khoảng thời gian này, XX rất dễ bị viêm nhiễm do niêm mạc tử cung chưa thể phục hồi sau những tác động khó chịu như thế. Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm cổ tử cung chưa thực sự lành hẳn, do vậy nếu bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách trước khi “lâm trận”, vi khuẩn vi trùng rất dễ tấn công và gây viêm. Bên cạnh đấy, ở điều kiện bình thường, bạn có thể thấy rằng “cô bé” của mình đã “khỏe” trở lại (nghĩa là không còn cảm thấy đau nữa), thế nhưng khi bị “cậu nhỏ” xâm nhập vào sâu tận trong, ít nhiều nó cũng gây ra những tổn thương vì thực chất nó mới chỉ phục hồi bên ngoài, còn bên trong vẫn rất yếu. Và như thế, một cách vô tình, bạn đã làm “khổ” “cô bé” của mình.
Không chỉ vậy, nếu bạn “giao ban” không có biện pháp bảo thì khả năng có thai sẽ rất lớn. Bởi lẽ, dù thời điểm nạo hút được coi là ngày đầu của chu kì kinh mới, thế nhưng trên thực tế vòng kinh của bạn vẫn có chút ít xáo trộn, do đó khó có thể nắm bắt đâu là ngày trứng rụng nên áp dụng biện pháp tính ngày, sự thất bại là khá lớn. Còn nếu lựa chọn cách xuất tinh ngoài âm đạo, khả năng tránh thai chỉ đạt khoảng 70%.
Bên cạnh việc phải trì hoãn ngày “lâm trận” sau nạo phá thai, bạn đến tái khám đúng với ngày hẹn của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp phát hiện sớm thai bị sót và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường đáng lo ngại như: sốt cao, đau bụng... bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để loại trừ khả năng có thai hoặc viêm nhiễm do dụng cụ làm thủ thuật không đủ sạch sẽ, an toàn.
Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho “cô bé”, bạn cần dành ít nhất 3 tuần để “cô nàng” phục hồi thực sự. Bên cạnh đó, bao cao su là biện pháp lý tưởng để phòng tránh viêm nhiễm và loại bỏ nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Rõ ràng nếu để phải nạo phá thai một lần nữa, mọi chuyện sẽ trở nên nguy hiểm vô cùng vì tử cung của bạn lúc này đang quá yếu. Đặc biệt trong quá trình quan hệ trở lại, nếu thấy đau rát ở “vùng kín”, bạn cần lập tức ra lệnh “đình chiến”. Đây là dấu hiệu điển hình nhất cho thấy “cô bé” của bạn vẫn chưa sẵn sàng cho “chuyện ấy”. Thêm vào đó, nếu sau khi “lâm trận” bạn nhận thấy những biểu hiện khó chịu như ngứa, rát thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Có như vậy bạn mới có thể có những lời tư vấn kịp thời trước khi quá muộn.
Nạo phá thai nếu được tiến hành đúng quy chuẩn và nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt những lời dặn dò của bác sĩ sẽ tương đối an toàn. Thế nên, đừng bao giờ vì một chữ “tưởng” ngốc xít mà “chết vì thiếu hiểu biết”, bạn nhé!
Hà My
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00