Cách thức chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
Giai đoạn 3 tháng sau sinh là một sự thay đổi, chuyển tiếp lớn đối với cả bà mẹ và em bé mới sinh. Vì thế, ngoài chế độ dinh dưỡng, thăm khám hậu sản, chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh rất quan trọng.
1. Nhu cầu của trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng
Trẻ sơ sinh là giai đoạn trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Từ sau sinh cho đến khi được 3 tháng, trẻ cần được đáp ứng một số nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Đó là các nhu cầu ăn no, ngủ đủ giấc, được thở, được đi vệ sinh khi cần, mặc ấm, được ôm ấp và được vỗ về, yêu thương...
Trong bụng mẹ là một không gian kín, trẻ được "phục vụ" đầy đủ đồ ăn, được ngủ tự do, được ấm áp... và không bị ai làm phiền. Khi ra đời, trẻ sẽ chuyển sang một không gian mở - không được cung cấp những đồ thiết yếu ngay lập tức mà cần phải “đòi hỏi”.
Tuy nhiên, trẻ lúc này mới chỉ biết khóc để thể hiện nhu cầu của mình. Trẻ khóc là biểu hiện của việc đói, buồn ngủ, nóng - lạnh, bỉm bẩn.... Để hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ ở giai đoạn này, cha mẹ cần quan sát và nhận biết được sự khác biệt giữa những tiếng khóc, qua những biểu hiện về mặt cơ thể (giãy ườn người, vươn vai, ngáp, bặm môi, mút môi...) của trẻ.
Khi chuyển sang môi trường mới, trẻ cần thời gian để thích nghi và làm quen với những tác động từ môi trường này. Phần lớn trong 3 tháng đầu, hành vi của trẻ sẽ thay đổi theo từng tuần, vừa do nhu cầu của trẻ thay đổi, vừa do trẻ cần phản ứng lại với những kích thích từ bên ngoài. Điều này có thể dẫn đến những bối rối cho người chăm sóc trẻ. Ví dụ: Khi được 2 tuần, cứ đến 8h tối, trẻ rất buồn ngủ, thể hiện bằng cách ngáp, khóc ré vì xung quanh ồn ào và trẻ không được dỗ ngủ. Nhưng có thể tuần sau đó, trẻ lại buồn ngủ lúc 7h tối. Người nhà không biết nhu cầu của trẻ, không đáp ứng kịp thời có thể khiến trẻ mệt mỏi và cáu gắt. Hoặc có những trẻ mới sinh thì chỉ cần người lớn vỗ nhẹ vài cái là ngủ, nhưng sau đó 2 tuần, có thể cần phải hát ru, cần phải ôm thì mới ngủ... Những tình huống này xảy ra không phải là hiếm. Việc này còn diễn ra cho đến khi trẻ được xây dựng nếp ăn - ngủ phù hợp với nhu cầu và quen với môi trường bên ngoài.
2.Thay đổi của mẹ trong 3 tháng sau sinh
Sự mang thai và sinh nở là những điều kì diệu. Là một nhân vật chính của điều kì diệu này, người mẹ cũng phải trải qua nhiều thay đổi.
2.1. Thay đổi về môi trường sống
Thử tưởng tượng, chúng ta vẫn đang đi làm, đến tối về nghỉ ngơi rồi hôm sau lại tiếp tục công việc mới. Bỗng một ngày, chúng ta chỉ nằm ở nhà, làm quen với một người mới, không biết phải đáp ứng nhu cầu của họ ra sao. Hoặc giả sử, chúng ta ngủ ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày để còn làm việc. Những hôm mất ngủ hoặc tỉnh giấc giữa chừng thì sáng hôm sau chúng ta sẽ rất mệt và khó làm việc. Những bà mẹ mới sinh cũng vậy. Họ phải làm quen với một sinh linh mới, phải tìm cách "lấy lòng" và đáp ứng những nhu cầu của chúng. Nếu không được đáp ứng kịp hoặc đáp ứng sai thì chúng sẽ khóc và không để cho mẹ yên tĩnh. Đó là một trong những khởi đầu của sự “bỡ ngỡ”.
Trẻ trong 3 tháng đầu, có thể ngủ từ 16-20- 22 tiếng, chỉ thức dậy lúc đói và cảm thấy bẩn. Nhưng trẻ cũng có thể thức bất kỳ lúc nào - không phân biệt ngày và đêm - và mẹ là những người sẽ phải phục vụ trẻ trong lúc này. Rõ ràng, lịch sinh hoạt của người mẹ đã phải thay đổi theo lịch sinh hoạt của đứa trẻ. Đặc biệt, khi mà chúng ta đã quen với việc thức ngày, ngủ đêm - thì để người mẹ phải ngủ vào thời gian mà trẻ ngủ không phải dễ dàng.
Ngoài ra, người mẹ cũng phải nghĩ đến những vấn đề khác như: Con khóc nghĩa là đói hay lạnh, con nằm ngủ như vậy có bị nghẹt thở không, sao ngủ mãi không dậy, nửa đêm dậy khóc vì lí do gì, sao bú sữa lại cứ bị trớ, liệu có phải do sữa mẹ có vấn đề không? Hàng chục câu hỏi vì sao như vậy là các mối bận tâm của bà mẹ.
Một điều nữa, khi phụ nữ Việt Nam sinh đẻ và kiêng cữ thường có người thân hoặc người giúp việc đến ở cùng hỗ trợ. Đây là một sự thay đổi rất quan trọng đối với người mẹ. Người mẹ có thể chỉ được ăn một vài món nhất định, cần phải kiêng khem theo các chỉ dẫn của người thân. Cùng với việc được hỗ trợ chăm sóc em bé, mẹ cũng có thể bối rối vì những lời nhận xét hoặc mâu thuẫn về cách chăm trẻ em...
2.2. Thay đổi về cơ thể bà mẹ sau sinh
Những cơn đau khi chuyển dạ, những cơn đau tử cung sau sinh, đau lưng... cùng xảy đến với bà mẹ sau sinh. Khi đẻ mổ còn có những cơn đau vết mổ cọ vào nhau, đau lúc tập đi... Mẹ cũng thấy cơ thể có những thay đổi như da nhão hơn, cơ thể tăng hoặc giảm cân, hoặc các khớp xương hoạt động không như ý muốn, tổn thương tầng sinh môn, đau mỏi cổ vai gáy, rụng tóc, các vấn đề về rối loạn đại tiện hoặc rối loạn tiểu tiện, hậu sản... Đó đều là những thay đổi về mặt cơ thể - mà người mẹ trải qua và nhìn thấy được, cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của người mẹ sau sinh.
2.3. Thay đổi về tính cách của bà mẹ sau sinh
Không tự dưng mà tính cách người mẹ sau khi sinh thay đổi, có một số người dễ trở nên cáu bẳn, mệt mỏi, thậm chí có những người bị lo lắng hoặc trầm cảm ở mức trầm trọng. Chính những thay đổi về môi trường xung quanh (đối tượng giao tiếp, những công việc cần thực hiện trong ngày, môi trường vật lý...) và những tổn thất hiện diện trên cơ thể ít nhiều đã thay đổi tính cách của bà mẹ. Với những người có thần kinh linh hoạt, nhanh nhẹn, việc suốt ngày ở nhà chăm con cũng có thể khiến bị dễ bị căng thẳng. Còn với những người hệ thần kinh yếu, bất cứ sự không hoàn hảo nào cũng có thể khiến họ suy nghĩ và trăn trở, và khiến họ nhìn tình hình xấu dần đi.
3.Nhu cầu của mẹ trong 3 tháng sau sinh
Với những thay đổi phải trải qua, ở thời điểm này, chăm sóc tâm lý mẹ 3 tháng sau sinh rất quan trọng. Người mẹ cần:
- Được nghỉ ngơi về mặt thể chất: Những vết thương do cuộc chuyển dạ không lành sau một tuần, mà cần nhiều thời gian hơn để liền, cũng như người mẹ cần nhiều thời gian để hồi phục về thể chất.
- Được nghỉ ngơi về mặt tinh thần: Mẹ cần có người chia sẻ, trao đổi về những vấn đề của bé, những lo lắng cũng như tình hình hiện tại của mình. Đây được xem như một cách thức phát hiện và phòng ngừa những vấn đề về sức khỏe tâm thần, trầm cảm của người mẹ.
- Được hỗ trợ chăm sóc em bé và được tôn trọng việc nuôi con: Có vẻ như hai nhu cầu này của người mẹ khá là mâu thuẫn nhau. Thực tế đã cho thấy có khá nhiều người mẹ mong muốn được tự chăm sóc con theo cách của mình, đồng thời mong muốn người thân hỗ trợ theo cách đó. Điều này khá là dễ hiểu và dễ thông cảm đối với các bà mẹ mới sinh, đặc biệt là những người mới sinh con lần đầu. Nhưng điều này cũng có thể gây xung đột giữa người mẹ và người thân trong quá trình chăm sóc đứa trẻ. Việc cần làm là mọi người trong gia đình nên thống nhất cách chăm sóc trẻ, và thấu hiểu cho nhau, để đứa trẻ được hỗ trợ tốt nhất.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Chào bác sĩ ạ. Hiện em đã sinh được hơn 4 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đặt vòng tránh thai có được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. Thứ Hai, 04/09/2023, 12:00
- Sinh mổ lần 2 có đau hơn không? Cần lưu ý điều gì? Thứ Hai, 04/09/2023, 10:00
- Bất sản âm đạo ở trẻ sơ sinh Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Làm gì sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Khi nào nên dùng thuốc chống nghén cho bà bầu? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ sinh con ở tuổi trung niên Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có lẫn với bệnh nào khác không? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Bị viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Tuyệt chiêu tính ngày rụng trứng giúp vợ chồng dễ thụ thai Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- D-Dimer tăng trong thai kỳ có nguy hiểm? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00