Cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
Khi mang thai các sản phụ có thể thấy xuất hiện các cơn gò tử cung. Các cơn gò có thể có biểu hiện khác nhau giúp chúng ta nhận biết các dấu hiệu khác nhau. Vậy có những cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai nào tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
1. Các loại cơn gò có thể gặp khi mang thai
Ở các giai đoạn khác nhau khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp các kiểu cơn gò khác nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt chúng dựa vào các đặc điểm như: thời gian xuất hiện, cường độ, tần suất,... Phân biệt cơn gò khi mang thai là việc làm quan trọng, cần thiết để có thể xử lý kịp thời các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra khi mang thai như sinh non, động thai, dọa sảy thai,...
Có 3 loại cơn gò khi mang thai cần nhận biết, đó là:
Cơn gò sinh lý khi mang thai:
Cơn gò sinh lý có thể xuất hiện từ tháng thứ 4 đến hết thai kỳ. Cơn gò này xuất hiện là bình thường trong thai kỳ, diễn ra không thường xuyên và là một dấu hiệu cho thấy ngày sinh chuẩn bị đến.
Thông thường càng đến cuối thai kỳ, các cơn gò xuất hiện với tần suất ngày càng tăng với đặc điểm như sau:
- Các cơn gò thường xuất hiện trong khoảng thời gian là 30 giây, không gây đau cho mẹ bầu, không lặp lại đều cũng như tăng về cường độ.
- Mẹ bầu có cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tập trung tại bụng và có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Các cơn gò sinh lý có thể xuất hiện nhiều hơn khi mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể mất nước hoặc đi đứng quá nhiều. Khi đó, mẹ bầu cần thay đổi tư thế dễ chịu hơn, nghỉ ngơi nhiều thì cơn gò có thể giảm đi.
Trường hợp các đặc điểm khó phân biệt, mẹ bầu có thể uống nhiều nước, nằm nghiêng sang trái, thay đổi tư thế nằm dễ chịu. Khi áp dụng những biện pháp này mà các cơn gò dần giảm đi và biến mất thì đó là cơn gò sinh lý. Nếu cần thiết, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đây cũng là dấu hiệu của chuyển dạ và sinh non.
Cơn gò sinh non:
Đây là cơn gò cực kỳ nguy hiểm nhưng lại thường bị nhầm lẫn sang cơn gò sinh lý dẫn đến can thiệp muộn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Cơn gò sinh non là thường xuất hiện trước giai đoạn thai nhi đạt 37 tuần tuổi. Cơn gò xuất hiện đều đặn giống với chuyển dạ nhưng xuất hiện trước 37 tuần nên có thể là dấu hiệu của sinh non.
Đặc điểm của cơn gò sinh non:
- Khi sờ vào bụng sẽ thấy cứng hơn, cảm giác căng chặt ở tử cung.
- Áp lực ở bụng và khung chậu lớn.
- Cơn gò tử cung gây đau âm ỉ, có thể co thắt nhiều hơn hoặc chuột rút.
Nếu cơn gò xuất hiện với tần suất từ 10 - 12 phút một lần, lặp lại nhiều lần trong 1 giờ thì mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non.
Cơn gò chuyển dạ sinh khi mang thai:
Cơn gò tử cung báo hiệu mẹ bầu chuẩn bị sinh tăng lên cả về thời gian, tần suất và cường độ xuất hiện các cơn gò. Dù có nghỉ ngơi, uống nhiều nước thì cơn gò tử cung cũng không biến mất mà liên tục xảy ra để mở rộng tử cung cho em bé sinh ra.
Cơn gò tử cung khi chuyển dạ sinh được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước chuyển dạ: Ở giai đoạn này, cơn gò thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 30 - 90 giây. Mẹ bầu sẽ có cảm giác căng chặt ở tử cung, khi sờ thấy bụng dưới gò cứng và đau nhẹ. Cùng với sự xuất hiện các cơn gò, mẹ bầu có thể có các dấu hiệu khác như tiết chất nhầy màu hồng do tử cung mở rộng, có thể thấy rò rỉ dịch ối thành dòng lớn hoặc thành tia từ âm đạo.
- Giai đoạn chuyển dạ sinh: Cơn gò giai đoạn này thường gây đau nhiều cho mẹ bầu và giúp cổ tử cung mở rộng từ 4 - 10 cm. Cơn gò không chỉ gây đau bụng mà còn lan ra cả lưng. Thời gian mỗi cơn gò thường kéo dài từ 45 - 60 giây, xuất hiện mỗi 3 - 5 phút một lần. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu khác đi kèm như: buồn nôn, nóng ran, đầy bụng, ớn lạnh, ợ hơi,...
2. Cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai
Những cơn gò tử cung xuất hiện khi mang thai có thể gây đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để có thể làm giảm cảm giác khó chịu do cơn gò tử cung:
- Nghe nhạc thư giãn.
- Tắm nước ấm với vòi hoa sen hoặc ngâm chân.
- Đi bộ, thay đổi tư thế, vị trí làm việc.
- Mát xa nhẹ nhàng, thư giãn.
- Ngồi thiền, tập yoga cho bà bầu.
- Xem phim, chơi game để thay đổi sự chú ý đến cơn gò tử cung.
Có thể thấy rằng, cơn gò tử cung có thể gây khó chịu cho mẹ bầu khi mang thai. Để cải thiện sức khỏe và làm giảm khó chịu, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp kể trên để thư giãn, giảm cảm giác đau, khó chịu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên theo dõi cơn gò, nếu tần suất và thời gian xuất hiện càng nhiều, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi những trường hợp có thể xảy ra.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Cách thức chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Chào bác sĩ ạ. Hiện em đã sinh được hơn 4 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đặt vòng tránh thai có được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. Thứ Hai, 04/09/2023, 12:00
- Sinh mổ lần 2 có đau hơn không? Cần lưu ý điều gì? Thứ Hai, 04/09/2023, 10:00
- Bất sản âm đạo ở trẻ sơ sinh Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Làm gì sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Khi nào nên dùng thuốc chống nghén cho bà bầu? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ sinh con ở tuổi trung niên Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có lẫn với bệnh nào khác không? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
- Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Bị viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Tuyệt chiêu tính ngày rụng trứng giúp vợ chồng dễ thụ thai Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00