Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có lẫn với bệnh nào khác không? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
Theo các thống kê, khoảng 5 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý phụ khoa phức tạp, mạn tính và dễ tái phát. Không chỉ gây ra các cơn đau bụng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện muộn và không rõ ràng. Vậy các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có thể lẫn với những bệnh nào ?
1. Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh gì ?
Đầu tiên, nội mạc tử cung là lớp lót trong cùng của tử cung, có nhiệm vụ để túi thai làm tổ và bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài. Nếu một chu kỳ không có sự thụ tinh, lớp nội mạc này sẽ bong ra và chảy ra ngoài theo đường âm đạo gây hiện tượng hành kinh hàng tháng ở phụ nữ và sẽ được tái tạo lại vào kỳ kinh sau. Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó, lớp nội mạc này lại xuất hiện ở cơ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, trực tràng, ổ bụng sẽ gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa mạn tính và phức tạp ở nữ giới và có nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề về sau. Lớp nội mạc tử cung phát triển ở ngoài buồng tử cung hoặc các vị trí khác trong vùng chậu cũng sẽ hoạt động tương tự như nội mạc tử cung bình thường, phát triển trong suốt chu kỳ kinh và bong ra khi đến “ngày đèn đỏ”. Tuy nhiên, khi bị lạc nội mạc tử cung, lớp niêm mạc này sẽ không thể đi ra ngoài theo máu kinh mà xuất huyết tại chỗ hoặc đi đến các cơ quan khác gây gây viêm nhiễm và đau đớn.
2. Những nguyên nhân nào gây ra lạc nội mạc tử cung?
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Một số giả thuyết được các nhà nghiên cứu đưa ra có thể dẫn tới bệnh lý này có thể là:
- Thuyết dòng kinh chảy ngược: Đây là giả thuyết được công nhận nhiều nhất. Theo đó, niêm mạc tử cung cùng máu kinh sau khi bong ra không chảy ra ngoài theo đường âm đạo mà lại chảy ngược qua ống dẫn trứng và đi đến lắng đọng tại các cơ quan vùng chậu như buồng trứng, ổ bụng, trực tràng, sau đó sinh sôi và phát triển.
- Thuyết tế bào gốc: Theo giả thuyết này, các cơ quan trong cơ thể được biệt hoá từ một tế bào ban đầu và trong quá trình ấy, vì một lí do nào đó mà tại các cơ quan ngoài tử cung các tế bào lại biệt hoá làm xuất hiện các tế bào tương tự nội mạc tử cung. Các tế bào này có tính chất tương tự nội mạc tại tử cung nên gây ra tình trạng phát triển theo chu kỳ kinh nguyệt. Khi tế bào bong ra không được chảy ra ngoài sẽ làm khối lạc ngày càng lớn gây đau đớn và những triệu chứng khác cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật: Một số phẫu thuật vùng bụng, đặc biệt là các phẫu thuật can thiệp trực tiếp đến tử cung như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung có thể làm lây lan các mô nội mạc tử cung qua các cơ quan lân cận gây ra bệnh lý này.
- Yếu tố di truyền: Dù chưa khẳng định bệnh lạc nội mạc tử cung có khả năng di truyền qua gen hay không, tuy nhiên theo các thống kê, bệnh có tính chất gia đình. Một người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn nếu trong gia đình có mẹ, bà, dì bị lạc nội mạc tử cung.
- Nội tiết tố: Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung.
- Hệ thống miễn dịch: Nếu hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề bất thường sẽ không thể nhận ra các mô lạc nội mạc tử cung phát triển bất thường bên ngoài tử cung để loại bỏ nó nên những khối lạc này sẽ tiếp tục phát triển.
3. Triệu chứng lạc nội mạc tử cung là gì ?
Lạc nội mạc tử cung không biểu hiện giống nhau ở tất cả mọi người bệnh. Một số phụ nữ chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ và muộn, tuy nhiên, cũng có những người xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng.
Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường gặp là:
Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất và đặc trưng nhất khi phụ nữ được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Phụ nữ bị mắc bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau đớn trong các những hoàn cảnh khác nhau gồm:
- Đau bụng kinh: là triệu chứng thường gặp nhất ở những phụ nữ lạc nội mạc tử cung. Không như những người khỏe mạnh, cơn đau bụng kinh ở những phụ nữ này thường trầm trọng, kéo dài và nặng dần hơn theo thời gian, thậm chí khiến họ không thể làm việc sinh hoạt bình thường trong những ngày hành kinh.
- Đau vùng xương chậu và lưng dưới thường xuyên và mạn tính.
- Đau khi quan hệ tình dục: Đây là một trong những triệu chứng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cơn đau thường được mô tả là một cơn đau “sâu”, âm ỉ hoặc quằn quại bên trong, khác với cảm giác đau ở phía ngoài khi dương vật xâm nhập vào âm đạo.
- Đau bụng thường xuyên và không rõ lý do, có thể kèm hoặc không kèm các triệu chứng tiêu hoá khác như tiêu chảy, táo bón, nôn, buồn nôn.
- Đại tiểu tiện đau trong thời kỳ hành kinh. Thậm chí có thể kèm đi phân ra máu hoặc đi tiểu ra máu.
- Đau chân: Lạc nội mạc tử cung trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối vùng chậu và chân, khiến bạn khập khiễng, đi lại khó khăn.
- Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị ra máu giữa chu kỳ.
4. Bị lạc nội mạc tử cung triệu chứng có lẫn với bệnh nào khác không ?
Vì không có triệu chứng đặc thù nào, kèm theo tính chất cơn đau biểu hiện ở mỗi người là khác nhau cũng như khả năng chịu đựng không giống nhau ở từng người nên lạc nội mạc tử cung có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhau. Trong thực hành khám chữa bệnh, cả bác sĩ và bệnh nhân có thể nhầm lẫn lạc nội mạc tử cung với các bệnh lý có các triệu chứng tương tự như viêm phần phụ, viêm vùng chậu, nhiễm trùng đường tiểu, u nang buồng trứng, hoặc hội chứng ruột kích thích,.... Nuôi cấy dịch âm đạo, cổ tử cung hoặc xét nghiệm nước tiểu giúp loại trừ các bệnh lý này.
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung hiện nay thường là nghi ngờ dựa trên các triệu chứng thường gặp kèm theo các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, chẩn đoán chắc chắn lạc nội mạc tử cung cần phải được khẳng định bằng quan sát trực tiếp, thường là qua nội soi ổ bụng vùng chậu, hoặc thậm chí qua phẫu thuật nội soi, mở ổ bụng, nội soi đại trực tràng hoặc nội soi bàng quang. Sinh thiết tế bào nghi ngờ là không bắt buộc, nhưng kết quả giúp khẳng định chẩn đoán.
5. Biến chứng của lạc nội mạc tử cung
Như đã nói, lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện sớm hay điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nặng nề. Đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của người bệnh:
Mặc dù không phải là bệnh ác tính, thế nhưng lạc nội mạc tử cung lại dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho những phụ nữ không may mắc phải bệnh này. Một số biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt là:
- Viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung,...thường xuyên
- Vô sinh, hiếm muộn.
- Ung thư hóa.
- Gây bệnh tại các cơ quan có khối lạc như buồng trứng, bàng quang, trực tràng...
6. Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý mạn tính, có thể tái phát ngay cả khi đã điều trị cắt bỏ khối u. Các điều trị hiện nay nhằm hai mục đích chính là giảm các triệu chứng đau, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và hỗ trợ quá trình sinh sản nếu người bệnh gặp vấn đề hiếm muộn.
Những phương pháp chính điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay là:
Nội khoa
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm viêm, giảm đau do khối lạc nội mạc gây viêm tại các cơ quan. Một số thuốc giảm đau giảm viêm thường được sử dụng là Ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc Naproxen (Aleve), Diclofenac (. Bạn có thể kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ khác để giúp giảm đau như:
- Chườm nóng, tắm nước ấm
- Tập thể dục đều đặn
- Massage, châm cứu
Điều trị nội tiết
Liệu pháp nội tiết được sử dụng nhằm làm giảm lượng estrogen mà cơ thể tạo ra với hàm lượng cao khi bị lạc nội mạc tử cung, từ đó giúp các mô lạc ít chảy máu hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm dính và hình thành khối u lạc.
Các loại thuốc nội tiết được chỉ định để điều trị lạc nội mạc tử cung là:
- Thuốc tránh thai kết hợp
- Thuốc chỉ chứa thành phần Progestin
Cách sử dụng, liều dùng thuốc nội tiết của từng người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ tạm ngừng một vài chu kỳ hành kinh của bạn.
Phẫu thuật bảo tồn
Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa và sử dụng thuốc nội tiết. Mục tiêu của phẫu thuật bảo tồn là đồng thời loại bỏ hoặc phá hủy các khối lạc nội mạc tử cung nhưng hạn chế tối thiểu đến các cơ quan khác, đặc biệt là giúp bảo tồn chức năng sinh sản.
Bác sĩ sẽ sử dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng để bóc bỏ một phần hoặc toàn bộ các khối lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, biện pháp đốt laser cũng có thể được sử dụng để phá hủy những mô “lạc chỗ” này.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung
Đây là biện pháp cuối cùng nếu tình trạng bệnh của bạn không cải thiện sau khi đã áp dụng tất cả những phương pháp điều trị khác. Đây là một chỉ định rất dè dặt và thường chỉ được đề nghị khi người phụ nữ đã có đủ con hoặc không còn mong muốn có con nữa.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hoàn toàn tử cung, cổ tử cung, có thể kèm theo cả buồng trứng nếu có khối lạc nội mạc tử cung vào tại đây. Đồng thời, điều này cũng giúp loại bỏ căn nguyên gây ra sự phát triển của mô nội mạc tử cung, vì buồng trứng là cơ quan tạo ra estrogen. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ loại bỏ các mô xung quanh bị tổn thương do khối lạc gây viêm dính mạn tính.
Tóm lại, lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa mãn tính, phức tạp và ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cũng như sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bị lạc nội mạc tử cung triệu chứng có thể lẫn với nhiều bệnh lý khác nên phụ nữ cần thăm khám phụ khoa định kỳ và khi có các dấu hiệu bất thường để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Bị viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Tuyệt chiêu tính ngày rụng trứng giúp vợ chồng dễ thụ thai Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- D-Dimer tăng trong thai kỳ có nguy hiểm? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Những biến chứng sau khi cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Giải đáp đầy đủ về phẫu thuật cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Buồn nôn nhưng không nôn được: Đặc điểm cơn ốm nghén khi mang thai Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Uống nước chanh có tốt cho bà bầu? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Siêu âm phần phụ phải nhiều nang noãn có sao không? Thứ Hai, 28/08/2023, 14:00
- Ra máu âm đạo kéo dài khi mang thai ngoài tử cung nên làm gì? Thứ Hai, 28/08/2023, 13:00
- Thai 9 tuần bị bong bánh rau có tự hết được không? Thứ Hai, 28/08/2023, 11:00