Giao diện tiếp cận

CCIHP: Kinh nghiệm từ một mô hình mới trong phòng chống bạo lực gia đình Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

CCIHP: Kinh nghiệm từ một mô hình mới trong phòng chống bạo lực gia đình

Loại trừ bạo lực gia đình để cuộc sống thêm tươi đẹp

tamsubantre.org - Sinh hoạt nhóm nam giới gây bạo hành tại thị xã Cửa Lò: Hiện nay, tại Việt Nam đang có khá nhiều tổ chức thực hiện sứ mệnh phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ), và đối tượng hưởng lợi được hướng tới thường là phụ nữ bị bạo hành hoặc cán bộ trực tiếp làm việc với người bị bạo hành. Tuy nhiên, xét trên một góc độ nào đó, những chương trình nghiên cứu và can thiệp này sẽ khó có thể toàn diện nếu không có những can thiệp đối với nam giới.
Trong giai đoạn hai của dự án ‘Mô hình lồng ghép phòng chống bạo lực giới dựa vào cơ sở y tế và cộng đồng’ được thực hiện tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An (7/2009 – 6/2012), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) coi việc thiết lập mô hình thay đổi hành vi cho nam giới gây bạo hành là một trong những mục tiêu quan trọng.

1. Vì sao cần nâng cao nhận thức và sự chủ động của nhóm nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình?

Trước hết, nam giới là ‘người trong cuộc’. Bởi không thể phủ nhận hiện nay còn có rất nhiều nam giới hàng ngày gây bạo lực gia đình nhưng lại không hiểu đó là bạo lực gia đình. Họ chịu ảnh hưởng nặng nề từ quan điểm bất bình đẳng giới nên họ coi việc bạo hành vợ là đương nhiên và hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông chắc hẳn sẽ phải suy nghĩ trước khi gây bạo lực gia đình một khi họ biết hành vi của họ là vi phạm pháp luật và có thể bị pháp luật xét xử.

Đồng thời, không ai có thể thay đổi hành vi bạo lực gia đình của nam giới tốt hơn chính bản thân những người nam giới. Tiếp cận nam giới để truyền thông nâng cao nhận thức là khó, nhưng không phải là ‘không thể làm được’

2. Làm thế nào để lôi kéo nam giới gây bạo lực “vào cuộc”?

Chúng ta thường thấy trên các phương tiện truyền thông hình ảnh người nam giới gây bạo hành thường đi liền với những hành động tiêu cực, đáng bị lên án, chỉ trích. Liệu cách làm này có gây phản ứng bất lợi đối với nam giới và cộng đồng? Ngay từ đầu CCIHP đã xác định đó không phải là cách tiếp cận hiệu quả để có thể đạt được mục đích can thiệp – Đảm bảo sự an toàn cho người phụ nữ. Thực tế khi nam giới tham gia sinh hoạt nhóm không phải là “bị trừng phạt” mà có thêm cơ hội khám phá những suy nghĩ - cảm xúc của chính bản thân mình và học hỏi các kỹ năng để có mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời, cho dù là “thủ phạm” (như quan niệm của đa số mọi người) nhưng nam giới gây bạo hành có những khó khăn riêng và họ cần được hỗ trợ để vượt qua các khó khăn này mà không phải dùng đến bạo hành. Và sâu thẳm trong mỗi người đàn ông đều mong muốn thay đổi hành vi của mình để trở thành người chồng - người cha tốt, có trách nhiệm với gia đình, vợ con. Chính vì vậy, trong toàn bộ quá trình từ việc xây dựng tên gọi cho nhóm đến phát triển nội dung và điều hành sinh hoạt, chúng tôi luôn bám sát các điểm mấu chốt trên.

Nhóm ‘nam giới trách nhiệm’ tại thị xã Cửa Lò sinh hoạt định kỳ theo tháng, và họ có cơ hội được trải nghiệm qua các bài tập thực hành trong 12 buổi sinh hoạt với các nội dung như: Nam giới và vai trò giới, Xử trí khôn ngoan khi vợ nóng giận, Quyền lực – Bạo hành – Kiểm soát, Hậu quả của bạo hành, Từ chối trách nhiệm và giảm thiểu… Ngoài ra, để phát huy vai trò tích cực của nam giới, thay vì phát tiền cho các thành viên vào các dịp lễ, ban điều hành sẽ tổ chức các hoạt động giúp các nam giới có thể tạo nên các sản phẩm do chính tay mình làm ra để tặng vợ. Đây sẽ là cơ hội để các đấng mày râu phát huy khả năng sáng tạo và thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình. Món quà vô giá này cũng là cầu nối để họ bày tỏ tình yêu của mình với vợ.
 
3. Thời điểm nào thành lập nhóm nam giới gây bạo lực là phù hợp?

Chương trình dành cho nam giới chỉ được thực hiện khi chương trình dành cho phụ nữ đã được thực hiện tốt nhằm tránh tăng nguy cơ bị bạo hành, đảm bảo an toàn cho vợ của những người tham gia vào nhóm nam. Hai chương trình có sự kết nối với nhau để có thể đánh giá được chính xác những tiến bộ của nam giới và giúp vợ của họ phối hợp tốt, đồng thời giữ an toàn cho bản thân. Và chương trình sẽ chỉ thực hiện với nhóm nam giới có mong muốn thay đổi. Trước khi chính thức triển khai sinh hoạt nhóm đối với một số nam giới gây bạo hành, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát để tìm hiểu về mong muốn thay đổi của nam giới thông qua những đánh giá cá nhân để tìm hiểu về: cách nhìn nhận của nam giới về hành vi bạo hành của mình; mức độ mong muốn tham gia sinh hoạt nhóm và sự sẵn sàng chia sẻ, tham gia thực hành trong nhóm. Và tới nay, nhóm đã bắt đầu những buổi đầu tiên.

4. Và những khó khăn, thách thức

Qua một số buổi sinh hoạt, nhóm đã thu được những thành công bước đầu nhưng cũng gặp một số khó khăn liên quan đến việc tổ chức. Đây có thể là bài học nhỏ để chúng tôi cũng như các tổ chức có thể rút kinh nghiệm khi thực hiện các chương trình với nam giới gây bạo hành. Ví dụ:

Về thời gian sinh hoạt: Vì đặc điểm của Cửa Lò là miền biển, đang phát triển du lịch nên để tập trung đông đủ thành viên tham gia sinh hoạt đúng thời gian, đúng tiến độ cũng không phải điều dễ dàng. Một số thành viên không tham dự được/ đến muộn vì đi biển dài ngày hoặc quá bận bởi phải ‘tranh thủ’ mùa cao điểm. Chúng tôi cũng đã phải điều chỉnh bằng cách tạm ngừng sinh hoạt vào tháng cao điểm để tránh ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sinh hoạt.

Về nội dung sinh hoạt: Nội dung sinh hoạt được đánh giá là tương đối dài so với thời gian mỗi buổi sinh hoạt (1,5 giờ/ buổi) nên người điều hành gặp khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động. Chúng tôi lại cùng nhau cân đối lại chương trình để tránh quá tải đối với cả người điều hành và thành viên.

Bên cạnh đó, việc giám sát, hỗ trợ người điều hành cũng luôn được quan tâm. CCIHP cử cán bộ giám sát từng buổi sinh hoạt để đánh giá về chất lượng công việc cũng như khả năng tham gia của thành viên. Đồng thời, tổ chức các khóa tập huấn về kĩ năng điều hành sinh hoạt nhóm cho các cán bộ điều hành.

Hy vọng rằng với sự nỗ lực của tất cả mọi người, mô hình sinh hoạt nhóm nam giới gây bạo hành sẽ được người dân thị xã Cửa Lò đón nhận, hưởng ứng và góp phần đẩy lùi “vấn nạn” bạo lực gia đình, trả lại sự bình yên và ấm áp trong mỗi gia đình nhỏ ở vùng biển Cửa Lò tươi đẹp.

 
Thanh Tâm (CCIHP)
Lượt xem: 813

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 13
Lượt truy cập: 34760367

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik