CÁCH QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG BỊ NHIỄM HIV MÀ BẠN NÊN BIẾT! Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
Trong những năm gần đây, lây nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng ngày một tăng. Vậy có những cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV nào mà bạn có thể áp dụng?
1. Các con đường lây nhiễm HIV
Trước khi tìm hiểu cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV, cùng tìm hiểu các con đường có thể gây lây nhiễm HIV trước nhé!
Hiện nay có ba phương thức lây truyền HIV từ người qua người được xác định như sau:
-
Lây nhiễm thông qua đường máu hoặc các chế phẩm từ máu có nhiễm HIV.
-
Lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kì mang thai, mẹ bầu nuôi con và cho con bú.
-
Lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục.
2. Các cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV
Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV thông qua các hình thức quan hệ như dương vật - âm đạo, hậu môn - dương vật, dương vật - miệng,... các dịch tiết từ người nhiễm HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể của người không nhiễm bệnh. Từ đó, gây ra nguy cơ lây truyền HIV.
Để có cách quan hệ tình dục không nhiễm HIV, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV mà bạn nên thực hiện. Dùng bao cao su không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn là phương pháp được thực hiện với giá thành rẻ. Hiện nay, đã có cả bao cao su dành cho nam giới và nữ giới.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp an toàn phòng chống lây nhiễm HIV
Không chỉ phòng ngừa HIV, bao cao su còn được đánh giá là biện pháp phổ biến nhất để phòng ngừa các bệnh xã hội khác liên quan đến đường tình dục (lậu, giang mai,...) và tránh mang thai ngoài ý muốn.Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, dùng bao cao su không hoàn toàn ngăn ngừa HIV. Đặc biệt là với các trường hợp bao cao su hết hạn, dùng sai cách, sai kích thước, bao cao su bị rách - hỏng trước khi sử dụng,...
Do đó, để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất, trước khi sử dụng bao cao su, bạn cần đảm bảo về chất lượng cũng như có cách sử dụng chính xác.
Hạn chế số lượng “đối tác” trong vấn đề chăn gối
Theo các chuyên gia, bạn có nguy cơ mắc HIV hay các bệnh xã hội khi quan hệ với nhiều người càng cao. Bởi bạn không thể biết được người “bạn đời” của mình sẽ quan hệ với bao nhiêu người và đời sống tình dục của họ có an toàn hay không.
Do đó, một trong những cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV, cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh là bạn nên hạn chế số lượng các “đối tác” của mình, sống chung thủy và duy trì lối sống tình dục an toàn 1 vợ 1 chồng.
3. Có quan hệ tình dục với người bị HIV liệu có lây nhiễm không?
Bên cạnh thắc mắc các biện pháp, cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV thì việc có khả năng mắc HIV không khi quan hệ với người bị nhiễm bệnh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khả năng nhiễm bệnh khi bạn có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ phục thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
-
Số lần, tần suất quan hệ tình dục.
-
Tải lượng virus cao.
-
Có sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ hay không?
-
Các vết xầy trước hoặc tổn thương đường sinh sục có thể xảy ra khi quan hệ.
-
Hình thức quan hệ: quan hệ qua đường âm đạo - dương vật, quan hệ qua đường hậu môn hay quan hệ qua đường miệng.
-
,...
Tần suất quan hệ là 1 trong những yếu tố quyết định việc bạn có nhiễm bệnh khi quan hệ với người bị HIV hay không
Trong đó, khi thực hiện quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, tỷ lệ nhiễm HIV rơi với khoảng 0.03 - 1%. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan khi tỷ lệ này là khá thấp, vì bạn hoàn toàn có thể rơi vào trường hợp rất “nhỏ” này.
4. Cần làm gì khi thực hiện quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su
Khi sử dụng bao cao su đúng cách và có thực hiện quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, bạn có thể cần phải quá lo lắng. Bởi nguy cơ lây nhiễm bệnh lý là rất thấp. Tỷ lệ an toàn lên đến 80 - 90%.
Không sử dụng bao cao su
Trong trường hợp thực hiện quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
-
Đánh giá các khả năng nhiễm HIV của mình thông qua các yếu tố tần suất quan hệ, có quan hệ thô bạo không?
-
Nhờ tới sự tư vấn, giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.
-
Tiến hành các xét nghiệm máu với mục đích đánh giá nguy cơ phơi nhiễm HIV. Tuy nhiên, bạn cần phải biết, trong thời gian đầu, các kết quả xét nghiệm có thể là âm tính do chưa có tải lượng virus và các phơi nhiễm phải mất ít nhất 3 tháng mới có kết quả chính xác nhất.
Hiện nay, để thực hiện sàng lọc HIV, bạn có thể lựa chọn với các xét nghiệm như sau:
-
Xét nghiệm test nhanh với kháng thể thường mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Xét nghiệm cho phép xác định sự tồn tại của các kháng thể HIV tại máu hoặc trong dịch tiết của cơ thể.
-
Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể: cho phép phát hiện các kháng thể và kháng nguyên HIV có trong cơ thể.
-
Xét nghiệm axit nucleic giúp tìm kiếm sự có mặt của virus HIV có trong máu. Kết quả của xét nghiệm có thể là tải lượng virus trong cơ thể hoặc kết quả người thực hiện xét nghiệm dương tính hay âm tính với HIV. Chi phí thực hiện của xét nghiệm là khá cao.
Xét nghiệm sàng lọc HIV
5. Dấu hiệu phơi nhiễm HIV sau khi quan hệ với người bệnh
Sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV, các dấu hiệu phơi nhiễm phổ biến nhất sẽ xuất hiện gồm có:
-
Cơ thể mệt mỏi, sốt và đau họng kéo dài. Ở một số người có sức đề kháng cao thì tình trạng này có thể không diễn ra.
-
Xuất hiện các vết lở loét ở mồm hoặc tại cơ quan sinh dục.
-
Đau nhức xương khớp.
-
Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
-
Chán ăn, buồn nôn.
-
Cảm giác đau, nóng rát tại cơ quan sinh dục khi đi tiểu hoặc thực hiện quan hệ tình dục.
Để phòng chống nguy cơ mắc phải HIV, bạn nên áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ tư vấn và thực hiện xét nghiệm kiểm tra.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đặt Vòng Tránh Thai (Update 12/2023) Thứ Sáu, 15/12/2023, 14:00
- Tiêm Thuốc Tránh Thai Cho Nam Giới – Tại Sao Không? Thứ Sáu, 15/12/2023, 14:00
- Vì Sao Tiêm Thuốc Tránh Thai Ra Máu Và 10 Điều Lưu Ý Thứ Sáu, 15/12/2023, 14:00
- Cơn Gò Tử Cung Là Gì, Khi Nào Nguy Hiểm Thứ Sáu, 15/12/2023, 13:00
- Kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày có cần lo lắng? Thứ Sáu, 15/12/2023, 12:00
- Chăm sóc sức khỏe sau sinh: Những vấn đề cần quan tâm Thứ Năm, 14/12/2023, 15:00
- Bà bầu lưu ý những điều này kẻo ‘nguy’ cả mẹ lẫn con Thứ Năm, 14/12/2023, 14:00
- Khi nào nên thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)? Thứ Năm, 14/12/2023, 14:00
- Chủ quan không khám thai định kỳ và hậu quả đáng tiếc Thứ Năm, 14/12/2023, 12:00
- Tác hai của thuốc lá đến sức khoẻ của mẹ bầu và trẻ nhỏ Thứ Năm, 14/12/2023, 10:00
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GEL BÔI TRƠN DÀNH CHO NAM GIỚI Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00
- THỦ DÂM CÓ MẤT TRINH KHÔNG VÀ NHỮNG LƯU Ý BẠN GÁI CẦN BIẾT Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00