CÁCH QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG BỊ NHIỄM HIV MÀ BẠN NÊN BIẾT! Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
Trong những năm gần đây, lây nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng ngày một tăng. Vậy có những cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV nào mà bạn có thể áp dụng?
1. Các con đường lây nhiễm HIV
Trước khi tìm hiểu cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV, cùng tìm hiểu các con đường có thể gây lây nhiễm HIV trước nhé!
Hiện nay có ba phương thức lây truyền HIV từ người qua người được xác định như sau:
-
Lây nhiễm thông qua đường máu hoặc các chế phẩm từ máu có nhiễm HIV.
-
Lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kì mang thai, mẹ bầu nuôi con và cho con bú.
-
Lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục.
2. Các cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV
Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV thông qua các hình thức quan hệ như dương vật - âm đạo, hậu môn - dương vật, dương vật - miệng,... các dịch tiết từ người nhiễm HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể của người không nhiễm bệnh. Từ đó, gây ra nguy cơ lây truyền HIV.
Để có cách quan hệ tình dục không nhiễm HIV, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV mà bạn nên thực hiện. Dùng bao cao su không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn là phương pháp được thực hiện với giá thành rẻ. Hiện nay, đã có cả bao cao su dành cho nam giới và nữ giới.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp an toàn phòng chống lây nhiễm HIV
Không chỉ phòng ngừa HIV, bao cao su còn được đánh giá là biện pháp phổ biến nhất để phòng ngừa các bệnh xã hội khác liên quan đến đường tình dục (lậu, giang mai,...) và tránh mang thai ngoài ý muốn.Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, dùng bao cao su không hoàn toàn ngăn ngừa HIV. Đặc biệt là với các trường hợp bao cao su hết hạn, dùng sai cách, sai kích thước, bao cao su bị rách - hỏng trước khi sử dụng,...
Do đó, để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất, trước khi sử dụng bao cao su, bạn cần đảm bảo về chất lượng cũng như có cách sử dụng chính xác.
Hạn chế số lượng “đối tác” trong vấn đề chăn gối
Theo các chuyên gia, bạn có nguy cơ mắc HIV hay các bệnh xã hội khi quan hệ với nhiều người càng cao. Bởi bạn không thể biết được người “bạn đời” của mình sẽ quan hệ với bao nhiêu người và đời sống tình dục của họ có an toàn hay không.
Do đó, một trong những cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV, cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh là bạn nên hạn chế số lượng các “đối tác” của mình, sống chung thủy và duy trì lối sống tình dục an toàn 1 vợ 1 chồng.
3. Có quan hệ tình dục với người bị HIV liệu có lây nhiễm không?
Bên cạnh thắc mắc các biện pháp, cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV thì việc có khả năng mắc HIV không khi quan hệ với người bị nhiễm bệnh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khả năng nhiễm bệnh khi bạn có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ phục thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
-
Số lần, tần suất quan hệ tình dục.
-
Tải lượng virus cao.
-
Có sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ hay không?
-
Các vết xầy trước hoặc tổn thương đường sinh sục có thể xảy ra khi quan hệ.
-
Hình thức quan hệ: quan hệ qua đường âm đạo - dương vật, quan hệ qua đường hậu môn hay quan hệ qua đường miệng.
-
,...
Tần suất quan hệ là 1 trong những yếu tố quyết định việc bạn có nhiễm bệnh khi quan hệ với người bị HIV hay không
Trong đó, khi thực hiện quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, tỷ lệ nhiễm HIV rơi với khoảng 0.03 - 1%. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan khi tỷ lệ này là khá thấp, vì bạn hoàn toàn có thể rơi vào trường hợp rất “nhỏ” này.
4. Cần làm gì khi thực hiện quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su
Khi sử dụng bao cao su đúng cách và có thực hiện quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, bạn có thể cần phải quá lo lắng. Bởi nguy cơ lây nhiễm bệnh lý là rất thấp. Tỷ lệ an toàn lên đến 80 - 90%.
Không sử dụng bao cao su
Trong trường hợp thực hiện quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
-
Đánh giá các khả năng nhiễm HIV của mình thông qua các yếu tố tần suất quan hệ, có quan hệ thô bạo không?
-
Nhờ tới sự tư vấn, giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.
-
Tiến hành các xét nghiệm máu với mục đích đánh giá nguy cơ phơi nhiễm HIV. Tuy nhiên, bạn cần phải biết, trong thời gian đầu, các kết quả xét nghiệm có thể là âm tính do chưa có tải lượng virus và các phơi nhiễm phải mất ít nhất 3 tháng mới có kết quả chính xác nhất.
Hiện nay, để thực hiện sàng lọc HIV, bạn có thể lựa chọn với các xét nghiệm như sau:
-
Xét nghiệm test nhanh với kháng thể thường mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Xét nghiệm cho phép xác định sự tồn tại của các kháng thể HIV tại máu hoặc trong dịch tiết của cơ thể.
-
Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể: cho phép phát hiện các kháng thể và kháng nguyên HIV có trong cơ thể.
-
Xét nghiệm axit nucleic giúp tìm kiếm sự có mặt của virus HIV có trong máu. Kết quả của xét nghiệm có thể là tải lượng virus trong cơ thể hoặc kết quả người thực hiện xét nghiệm dương tính hay âm tính với HIV. Chi phí thực hiện của xét nghiệm là khá cao.
Xét nghiệm sàng lọc HIV
5. Dấu hiệu phơi nhiễm HIV sau khi quan hệ với người bệnh
Sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV, các dấu hiệu phơi nhiễm phổ biến nhất sẽ xuất hiện gồm có:
-
Cơ thể mệt mỏi, sốt và đau họng kéo dài. Ở một số người có sức đề kháng cao thì tình trạng này có thể không diễn ra.
-
Xuất hiện các vết lở loét ở mồm hoặc tại cơ quan sinh dục.
-
Đau nhức xương khớp.
-
Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
-
Chán ăn, buồn nôn.
-
Cảm giác đau, nóng rát tại cơ quan sinh dục khi đi tiểu hoặc thực hiện quan hệ tình dục.
Để phòng chống nguy cơ mắc phải HIV, bạn nên áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ tư vấn và thực hiện xét nghiệm kiểm tra.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GEL BÔI TRƠN DÀNH CHO NAM GIỚI Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00
- THỦ DÂM CÓ MẤT TRINH KHÔNG VÀ NHỮNG LƯU Ý BẠN GÁI CẦN BIẾT Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00
- GÓC GIẢI ĐÁP: CHÚNG TA NÊN ĐI TIÊM CHỦNG HPV Ở ĐÂU? Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00
- TÁC HẠI CỦA THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP KHIẾN NHIỀU NGƯỜI BẤT NGỜ Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00
- UNG THƯ TỬ CUNG QUAN HỆ ĐƯỢC KHÔNG VÀ LỜI GIẢI ĐÁP TỪ BÁC SĨ Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ BỆNH SÙI MÀO GÀ NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ Ở LƯỠI BẰNG CÁCH NÀO? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐẮK LẮK: NÊN XÉT NGHIỆM GIANG MAI Ở ĐÂU CHÍNH XÁC - BẢO MẬT? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- NGƯỜI CHƯA QUAN HỆ CÓ BỊ NHIỄM HPV KHÔNG? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÂY NHIỄM VIRUS HERPES SIMPLEX TYPE 2 Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- NUỐT TINH TRÙNG CÓ BỊ LÂY HIV KHÔNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00