9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
Vùng kín bị khô bong da khiến cho nhiều chị em cảm thấy lo lắng, có cảm giác đau đớn, tác động tiêu cực đến đời sống quan hệ tình dục. Vậy hiện tượng trên nguyên nhân từ đâu mà có, cách điều trị của bệnh lý đó ra sao?
1. Tình trạng vùng kín bị khô bong da là gì?
Vùng kín bị khô bong da là dấu hiệu điển hình của mãn kinh. Theo thống kê trung bình từ Trung tâm điều trị và thăm khám Y tế, có ⅓ nữ giới đang bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ gặp phải hiện tượng âm đạo bị khô. Mãn kinh khiến niêm mạc âm đạo bị mỏng đi, giảm tính đàn hồi hay còn được gọi là teo âm đạo.
Thông thường, niêm mạc âm đạo và 2 buồng trứng có nhiệm vụ tiết ra chất nhờn để duy trì acid âm đạo, bảo vệ “cô bé” tránh tổn thương, nhiễm trùng từ bên ngoài. Trong quan hệ tình dục, chất nhờn cũng được tiết ra khi đạt đến sự hưng phấn giúp chuyện chăn gối thuận lợi và dễ dàng hơn.
Hiện tượng vùng kín bị khô khiến lớp da dưới âm đạo trở nên nhạy cảm và khô, nứt nẻ. Điều này không những giảm đi chất lượng cuộc yêu và mà còn là dấu hiệu của bệnh phụ khoa ở nữ giới.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vùng kín bị khô bong da
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến cho vùng âm đạo bị khô bong da thường thấy:
2.1. Thay đổi nội tiết tố nữ
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân dẫn đến vùng kín bị khô bong da. Chẳng hạn như là sự thay đổi bất thường của buồng trứng, tuyến yên,... khiến nồng độ hormone sinh dục cũng thay đổi theo.
2.2. Căng thẳng, mệt mỏi
Bạn thường xuyên bị áp lực, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống và công việc không chỉ khiến nội tiết bị rối loạn, mà vùng kín cũng bị khô rát.
2.3. Tâm lý khi quan hệ tình dục
Có không ít chị em không có sự chuẩn bị về mặt tâm lý trước “cuộc yêu” nên khi bước vào cuộc yêu không đủ kích thích để sản sinh ra chất nhờn. khiến cho vùng kín bị đau rát, khó chịu và lâu dần vùng kín bị khô bong da.
2.4. Sử dụng thuốc
Bạn kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh, nội tiết tố nữ, thuốc tránh thai, thuốc thần kinh,... sẽ làm cho nội tiết tố trong cơ thể rối loạn, âm đạo bị khô.
2.5. Chàm âm đạo
Bệnh chàm là một loại viêm da cơ địa thường bắt gặp ở nữ giới. Chàm xuất hiện trên những vùng da tổn thương sẽ khiến vùng da đó bị bong tróc, nứt nẻ. Đặc biệt, chàm âm đạo còn làm gia tăng tình trạng bong lớp da mỏng và khô không những khiến vùng kín bị khô bong da mà còn bị ngứa và rát.
2.6. Bệnh vảy nến
Vảy nến là một bệnh lý do các tế bào được sản sinh quá nhiều, tạo thành những lớp mảng dày đỏ trên da. Vảy nến tại âm đạo thường khiến vùng kín bị khô bong da, xuất hiện mảng màu hồng tại viền âm đạo. Đây là bệnh tác động đến môi lớn bên trong âm đạo rất dễ gây nhiễm trùng.
2.7. Bệnh lichen phẳng tại âm đạo
Lichen phẳng xuất hiện là do khả năng hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. Căn bệnh này có ảnh hưởng xấu đến vùng da tại âm đạo, âm hộ khiến vùng kín bị khô bong da, nứt nẻ.
2.8. Bệnh lichen xơ hóa tại âm đạo
Lichen xơ hóa hay còn được biết đến với tên gọi là bạch biến âm hộ. Đây là một hiện tượng làm rối loạn viêm da thường thấy ở âm hộ hay hậu môn ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Dấu hiệu ban đầu của lichen xơ hóa đó là vùng kín bị khô bong da, bị ngứa trực tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của nữ giới.
2.9. Dung dịch vệ sinh và đồ lót
Sử dụng dung dịch vệ sinh không thích hợp và thường xuyên chọn mặc quần con có chất liệu cứng, thô ráp dễ gây cho da bị kích ứng. Về lâu về dài dễ khiến vùng kín bị khô, tróc vảy và cứng hơn.
3. Thiết lập liệu pháp chữa trị vùng kín bị khô bong da
Khi phát hiện ra tình trạng vùng kín bị khô da, việc đầu tiên bạn cần lưu ý đó là thay đổi dung dịch vệ sinh sang nước sạch hoặc những loại dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số liệu pháp khắc phục vùng kín bị khô bong da hiệu quả:
3.1. Thăm khám phòng khám phụ khoa
Thực tế, vùng kín bị khô da có thể đi kèm với những biểu hiện khác như là: nổi mẩn, ngứa ngáy, đau rát,... Đây là những triệu chứng của bệnh phụ khoa tiềm ẩn. Vì thế, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có liệu pháp điều trị thích hợp.
3.2. Bổ sung chế độ dinh dưỡng
Để cải thiện vùng kín bị khô, nứt nẻ, bạn nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12). Trong đó, bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống các loại chế phẩm từ đậu tương có chứa isoflavone - một loại estrogen thực vật, có lợi cho sức khỏe của nữ giới.
3.3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển thành các bệnh phụ khoa như là: bệnh vảy nến, chàm âm đạo,...Do đó, hãy luôn giữ cho vùng âm đạo của mình khô thoáng và sạch sẽ. Sau mỗi lần đi tiểu, bạn nên lau khô vùng kín bằng giấy vệ sinh hoặc khăn sạch được thay giặt thường xuyên.
3.4. Sử dụng đồ lót có chất liệu thấm hút tốt
Vùng kín bị khô bong da nên chị em thường có cảm giác dễ bị đau rát. Vì thế, bạn nên chọn những loại quần lót thoải mái, rộng rãi, được làm từ cotton có thể thấm hút và kháng khuẩn tránh làm tổn thương đến vùng da bị nhạy cảm.
Việc lựa chọn quần lót có vai trò quan trọng trong việc phòng chống vùng kín khô rát
3.5. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Chị em nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đồng thời điều chỉnh đồng hồ sinh học, thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, giảm bớt áp lực, căng thẳng. Bằng cách bạn nên tập thể dục, thể thao ít nhất là 1 tuần 3 buổi để nâng cao sức đề kháng, giúp cải thiện vùng da khiến vùng kín không bị khô bong da.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
Các tin khác
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Tình dục và bệnh Crohn có mối liên hệ như thế nào? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI 40 NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- Phụ nữ đạt đỉnh cao ham muốn tình dục ở độ tuổi nào? Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- Nhiều người nghiện “tình dục ảo” vì lạm dụng sex toy Thứ Năm, 07/03/2024, 12:00
- Đời sống tình dục ở nam giới kéo dài bao lâu? Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- Quan hệ ngày đèn đỏ có nên hay không? Có mang thai không? Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
- Sau thắt ống dẫn tinh có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00