ĐẮK LẮK: NÊN XÉT NGHIỆM GIANG MAI Ở ĐÂU CHÍNH XÁC - BẢO MẬT? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
Hầu hết những người mắc bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có giang mai đều tỏ ra ngại ngần khi phải làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số địa chỉ xét nghiệm giang mai tại Đắk Lắk đảm bảo chính xác, an toàn, bảo mật.
1. Sơ lược về bệnh giang mai
Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn với tên Treponema Pallidum gây nên. Loại xoắn khuẩn này lây chủ yếu từ người bệnh sang người lành qua quan hệ tình dục không an toàn.
Treponema Pallidum là tên của xoắn khuẩn gây bệnh
Bởi hình thái lâm sàng đa dạng cùng sự tiến triển trải qua nhiều thời kỳ, thời gian dài nên việc xét nghiệm phát hiện cần được thực hiện sớm khi nào, tốt khi ấy.
Khi bị nhiễm, người bệnh có thể trải qua một số giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1
Trong thời gian khoảng 3-4 tuần bị lây, cơ thể có thể xuất hiện thương tổn dạng vết loét, không gờ, nền cứng, màu đỏ thịt tươi và dạng tròn hoặc bầu dục. Ở nữ giới, các vết loét thường gặp tại môi lớn, môi bé hoặc âm hộ.
Với nam giới, thường là ở bao quy đầu, bìu, dương vật hoặc miệng sáo,... Không ít trường hợp còn xuất hiện tại môi, miệng, lưỡi. Ngoài loét, có thể còn xuất hiện hạch sưng to, thành chùm và sờ thấy được ở bẹn.
Đây là giai đoạn việc điều trị sẽ hiệu quả nhất nếu được phát hiện.
Giai đoạn 2
Sau 6-8 tuần từ khi vết loét hoặc hạch xuất hiện, cơ thể sẽ có các biểu hiện như:
-
Xuất hiện sẩn giang mai với nhiều hình dạng khác nhau: đỏ hồng, thâm nhiễm hoặc có thể có viền vảy, cũng có thể xuất hiện sẩn giang mai dạng trứng cá, vảy nến hoặc sẩn hoạt tử.
-
Tại hậu môn, cơ quan sinh dục có thể xuất hiện sẩn phì đại.
-
Viêm hạch lan tỏa.
-
Gặp hiện tượng tóc bị rụng kiểu “rừng thưa”.
Giai đoạn 3
Là giai đoạn muộn với những tác động rất nguy hiểm tới tính mạng con người. Giai đoạn này thường biểu hiện với các dấu hiệu lâm sàng như:
-
Tại da, cơ, xương xuất hiện “gôm” giang mai.
-
Các thương tổn tại cơ quan tim mạch (giang mai tim mạch).
-
Thương tổn các cơ quan thần kinh, đặc biệt là tại dây thần kinh, gây nên hiện tượng bại liệt (giang mai thần kinh).
Nghiêm trọng hơn, giữa các giai đoạn của bệnh có thể không biểu hiện ra bằng các triệu chứng lâm sàng (giang mai kín) nhưng vẫn lây lan dễ dàng cho người khác. Giang mai kín chỉ có thể được phát hiện thông qua phương pháp xét nghiệm huyết thanh.
Bệnh có thể không biểu hiện rõ nhưng vẫn có khả năng lây nhanh
Chính vì vậy, xét nghiệm được xem là phương cách tốt nhất để tìm ra sự có mặt của xoắn khuẩn này trong cơ thể người bệnh. Bệnh khi phát hiện sớm, điều trị phù hợp, tích cực, có thể khỏi mà không để lại biến chứng nguy hiểm đối với người mắc.
2. Xét nghiệm giang mai được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, nhìn chung việc xét nghiệm để tìm ra bệnh có thể được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
Sử dụng kính hiển vi trường tối
Với mẫu bệnh phẩm là dịch tại vết loét hoặc âm đạo hay niệu đạo của người bị nghi ngờ. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi trường tối để soi nhằm tìm ra vi khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp mới bởi lúc này xoắn khuẩn vẫn còn chưa thâm nhập vào sâu bên trong.
Mẫu máu có thể giúp phát hiện bệnh từ sớm
Xét nghiệm huyết thanh học
Được chia thành xét nghiệm không đặc hiệu (gồm VDRL và RPR) và xét nghiệm đặc hiệu (Treponema Test).
- Không đặc hiệu: Theo cơ chế thông thường, khi xoắn khuẩn tấn công, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại sự xâm nhập của chúng. Xét nghiệm này khi được thực hiện, có thể tìm thấy kháng thể trong máu, dịch não tủy hoặc trong cả nước ối của bệnh nhân đang mang thai.
- Xét nghiệm đặc hiệu: với hai dạng phổ biến nhất thường gặp là TPHA và Syphilis với độ nhạy, độ đặc hiệu cao và tỷ lệ dương tính giả thấp. Mẫu bệnh phẩm được dùng có thể là dịch não tủy hoặc máu.
Có thể nói, xét nghiệm chính là cách rất hiệu quả nhằm đảm bảo tìm thấy dấu hiệu của bệnh trong cơ thể. Trong đó, xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh từ rất sớm, ngay cả khi vừa tiếp xúc trong khoảng 1 tới 2 tuần với nguồn bệnh.
Điều quan trọng để các xét nghiệm được thực hiện hiệu quả và chính xác là lựa chọn được cơ sở uy tín, tin cậy.
3. Một số địa chỉ xét nghiệm giang mai tại Đắk Lắk
Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội “nhạy cảm” nên dù nghi ngờ mắc bệnh, nhiều người vẫn do dự không muốn đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở y tế đã thực hiện rất tốt trong việc bảo mật thông tin khách hàng. Cùng với quy trình xét nghiệm nhanh chóng, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi cần làm xét nghiệm này. Khách hàng có thể làm xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Viện VSDT Tây Nguyên, các bệnh viện, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC,...
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra ngay để kịp thời điều trị nếu không may nhiễm bệnh, đồng thời chủ động phòng tránh lây nhiễm cho những người thân yêu xung quanh mình.
Nguồn: Yte.daklak.gov.vn; Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÂY NHIỄM VIRUS HERPES SIMPLEX TYPE 2 Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- NUỐT TINH TRÙNG CÓ BỊ LÂY HIV KHÔNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HERPES SINH DỤC NỮ CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO? Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HPV TYPE 11 GÂY BỆNH GÌ? CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- [Bác sĩ tư vấn] Đi tiểu buốt ra dịch có mủ là bệnh gì? Thứ Năm, 07/12/2023, 13:00
- BIẾN CHỨNG CỦA HERPES SINH DỤC LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- NHẬN DIỆN TRIỆU CHỨNG HERPES Ở NAM GIỚI VÀ NỮ GIỚI Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- NGHIỆN TÌNH DỤC VÀ NHỮNG HỆ LỤY Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- CÁCH VỆ SINH SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỂ “CÔ BÉ” LUÔN KHỎE MẠNH Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ CHLAMYDIA KHI MANG THAI BẰNG CÁCH NÀO? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00