ĐIỀU TRỊ BỆNH SÙI MÀO GÀ NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội dễ lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà được nhiều người tìm kiếm với hy vọng có thể thoát khỏi những ám ảnh mà căn bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh sùi mào gà và các biện pháp điều trị hiện nay.
1. Tổng quan về bệnh sùi mào gà
Để hiểu hơn về các phương pháp điều trị bệnh sùi mào, bạn cần tìm hiểu một số thông tin liên quan về tình trạng để từ đó chủ động bảo vệ chính bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.
Thế nào là bệnh sùi mào gà?
Sùi mào gà hay mộng gà là căn bệnh do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra ở cả nam và nữ. Trong đó, nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam và một chủng của HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh do virus HPV gây ra
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ cư trú ở lớp biểu mô dưới da và ở trạng thái vô hoạt. Từ 3 tuần đến 9 tháng sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện đầu tiên như nổi mụn cóc, u nhú có hình dạng như mào gà. Các nốt mụn này có thể đứng riêng lẻ hoặc tập trung ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Một số trường hợp, u nhú tập trung ở miệng, lưỡi hoặc hậu môn.
Sùi mào qua lây qua những đường nào?
Tìm hiểu về con đường lây nhiễm sùi mào gà sẽ giúp bạn có biện pháp phòng tránh bệnh. Virus có thể làm lây lan bệnh mộng gà thông qua các con đường sau:
-
90% các trường hợp lây bệnh là qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Không chỉ vậy, virus còn có thể lây sang người lành trong trường hợp quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
-
Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm HPV có thể lây sang con qua cuống rốn, nước ối hoặc tiếp xúc lúc sinh thường. Trẻ đang bú sữa mẹ cũng có nguy cơ bị lây HPV.
-
Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần lót,... hoặc tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh đều có khả năng lây nhiễm virus gây bệnh sùi mào gà.
2. Bệnh sùi mào gà biểu hiện như thế nào?
Hầu hết các trường hợp sùi mào gà giai đoạn đầu đều không có triệu chứng rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chính vì vậy mà người bệnh rất khó để phát hiện sớm sùi mào gà.
Sùi mào gà rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác nên việc phát hiện sớm gặp khó khăn
Do đó, bất kỳ ai cũng nên tìm hiểu những biểu hiện đặc trưng của sùi mào gà để nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của các biện pháp điều trị bệnh sùi mào gà. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường từ 3 tuần đến 9 tháng tùy vào sức đề kháng, thể trạng của từng người.
Đối với nam giới
Nam giới thường xuất hiện triệu chứng sớm và rõ ràng hơn nữ giới. Sau một thời gian ủ bệnh, virus bắt đầu chuyển sang trạng thái hoạt động và gây những triệu chứng:
-
Giai đoạn đầu sẽ xuất hiện những nốt sùi mềm, màu hồng nhạt, hơi nhô cao, mọc đơn độc.
-
Sau đó các nốt sùi phát triển và tập trung thành mảng giống súp lơ, khi ấn vào có dịch chảy ra.
-
Một số trường hợp sùi mào gà phát triển thành các nốt lớn, có máu và bốc mùi.
Đối với nữ giới
Ở nữ giới, giai đoạn đầu thường xuất hiện các triệu chứng mơ hồ, bệnh phát triển một cách thầm lặng. Đến khi gặp điều kiện thích hợp sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt sùi màu hồng nhạt kèm dịch và dễ chảy máu. Những nốt sùi thường nổi ở môi lớn, môi bé, tử cung, âm đạo.
3. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà
Thực chất các biểu hiện của sùi mào gà có thể nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên do nhầm lẫn với các bệnh khác nên khi phát hiện, sùi mào gà hầu hết đã chuyển sang giai đoạn nặng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Với những bệnh nhân sùi mào gà giai đoạn đầu sẽ có khả năng cao kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Các trường hợp phát hiện sùi mào gà ở mức nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn
Những phương pháp điều trị sùi mào được áp dụng hiện nay là:
Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp nội khoa
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng thuốc áp dụng phổ biến với hầu hết các trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu khi u nhú mới xuất hiện. Tuy nhiên, phương pháp này mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và thực hiện theo đúng hướng dẫn, liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc điển hình được áp dụng điều trị bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu là:
-
Imiquimod: Hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại virus.
-
Acid Trichloroacetic: Đốt cháy các nốt sùi.
-
Sinecatechin: Sử dụng cho các trường hợp nốt sùi nổi ngoài vùng kín, quanh hậu môn.
-
AHCC: Giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa
Trong những trường hợp sùi mào gà chuyển sang giai đoạn nặng, các nốt u nhú kích thước lớn và việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cho chỉ định các phương pháp:
-
Liệu pháp Nitơ lỏng: Chấm Nitơ lỏng lên các nốt sùi để phát hủy mô bằng nhiệt độ lạnh -198oC. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến người bệnh đau đớn và sưng vị trí điều trị.
-
Dùng dao mổ điện: Dựa vào dòng điện cao tần để đốt cháy các nốt sùi.
-
Cắt hoặc nạo nốt sùi bằng phương pháp thủ công.
-
Đốt tia Laser là sử dụng chùm ánh sáng có cường độ cao để loại bỏ nốt sùi.
-
ALA-PDT là dùng ánh sáng huỳnh quang để tạo ra phản ứng oxy hoạt lực tác động lên các u nhú để khống chế bệnh.
Tùy vào từng trường hợp và mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà thích hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi không có bất kỳ sự thăm khám hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn, đôi khi còn để lại biến chứng nguy hiểm sức khỏe.
Theo Medaltec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÂY NHIỄM VIRUS HERPES SIMPLEX TYPE 2 Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- NUỐT TINH TRÙNG CÓ BỊ LÂY HIV KHÔNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HERPES SINH DỤC NỮ CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO? Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HPV TYPE 11 GÂY BỆNH GÌ? CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- [Bác sĩ tư vấn] Đi tiểu buốt ra dịch có mủ là bệnh gì? Thứ Năm, 07/12/2023, 13:00
- BIẾN CHỨNG CỦA HERPES SINH DỤC LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- NHẬN DIỆN TRIỆU CHỨNG HERPES Ở NAM GIỚI VÀ NỮ GIỚI Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- NGHIỆN TÌNH DỤC VÀ NHỮNG HỆ LỤY Thứ Tư, 06/12/2023, 00:00
- CÁCH VỆ SINH SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỂ “CÔ BÉ” LUÔN KHỎE MẠNH Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ CHLAMYDIA KHI MANG THAI BẰNG CÁCH NÀO? Thứ Ba, 05/12/2023, 00:00