Bệnh Hạ cam Thứ Hai, 17/03/2014, 00:00
Hạ cam là bệnh nhiễm khuẩn sùi loét bộ phận sinh dục do trực khuẩn Hemophilus ducreyi gây nên. Hạ cam gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng nhiệt đới đang phát triển, tỷ lệ khoảng 50-60/100.000 dân. Hạ cam xuất hiện phổ biến nhất là các quần thể dân cư sống ở thành thị nhưng có điều kiện kinh tế xã hội thấp kém, hoặc gái mại dâm, nghiện chích ma túy, đây cũng là các yếu tố nguy cơ của nhiễm HIV.
Vi khuẩn H.ducreyi chỉ có thể phát triển được nhờ các yếu tố có trong hồng cầu (protoporphirin) do vậy H.ducreyi không sinh sống trong môi trường ngoài bình thường được.
Bệnh hạ cam lây truyền như thế nào?
Hạ cam chỉ lây truyền qua giao hợp khi giao hợp không được bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng) mà không lây truyền theo những đường khác như tiêm chích, tiếp xúc thông thường...
Bệnh hạ cam có biểu hiện như thế nào?
Thời kỳ ủ bệnh của hạ cam từ 1-15 ngày.
Bệnh hạ cam thường biểu hiện ra bên ngoài bởi những vết loét ranh giới rõ rệt, thường giới hạn ở khu vực bộ phận sinh dục ngoài và đáy chậu. Các vết loét này tiết dịch màu vàng nhạt, đáy nổi hạt, rất đau. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như sẩn loét, sưng đau hạch bẹn khi vỡ có chảy mủ lẫn máu.
Bệnh hạ cam tiến triển như thế nào?
Bệnh hạ cam tiến triển cấp tính và bán cấp tính, đặc biệt do có biểu hiện đau, loét nên thường được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Bệnh hạ cam có biến chứng gì?
Các ổ loét của hạ cam có thể bị nhiễm khuẩn, có thể gây viêm phần phụ do bội nhiễm, áp xe hạch bẹn.
Điều trị bệnh hạ cam như thế nào?
Hiện nay vi rút H.ducreyi đã kháng lại nhiều kháng sinh, đại dịch HIV/AIDS bùng phát làm cho điều trị hạ cam trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên hạ cam có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc, các thuốc có hiệu quả đối với bệnh hạ cam là Erythromycin, Ciproflocacine, Ceftriaxone, Trimethoprim/Sulfamethoxazole. Tuy nhiên, việc điều trị cần phải theo chỉ định của bác sỹ.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 2) Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 1) Thứ Tư, 26/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về sức khỏe tình dục Thứ Ba, 11/06/2024, 00:00
- Thực phẩm tốt cho sức khỏe âm đạo! Thứ Bẩy, 08/06/2024, 00:00
- Làm thế nào để chuẩn bị cho quan hệ tình dục qua đường hậu môn? Thứ Sáu, 07/06/2024, 00:00
- 25 loại thực phẩm có thể giúp “cậu nhỏ” cương cứng Thứ Hai, 27/05/2024, 00:00
Các tin khác
- Bệnh Giang mai Thứ Bẩy, 15/03/2014, 00:00
- Bệnh lậu Thứ Sáu, 14/03/2014, 00:00
- Bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) Thứ Năm, 13/03/2014, 00:00
- Tình yêu, hôn nhân và sinh đẻ của những người bị viêm gan B Thứ Tư, 05/03/2014, 00:00
- Những bí mật về “chuyện vợ chồng” Thứ Ba, 18/02/2014, 00:00
- Nơi nào trên cơ thể nhạy cảm nhất? Thứ Hai, 17/02/2014, 00:00
- Tình dục an toàn - 7 điều bạn gái nên biết Thứ Năm, 23/01/2014, 00:00
- Hội chứng lười “yêu” Thứ Tư, 22/01/2014, 00:00
- “Chuyện ấy” không có tuổi Thứ Ba, 07/01/2014, 00:00
- Những lầm tưởng về tình dục Thứ Hai, 06/01/2014, 00:00
- “Giờ vàng” của đàn ông Thứ Tư, 18/12/2013, 00:00
- Vì sao đau đầu khi “sung sướng”? Thứ Ba, 17/12/2013, 00:00