Tình yêu, hôn nhân và sinh đẻ của những người bị viêm gan B Thứ Tư, 05/03/2014, 00:00
Theo thống kê trên thế giới có khoảng 350 triệu người nhiễm bệnh viêm gan B. Còn ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm viêm gan B mãn tính khá cao (khoảng 1,5 triệu người).
Vậy yêu một người bị viêm gan B thì khi hôn nhau có bị lây bệnh không? Đó là điều băn khoăn của nhiều người và bác sỹ thường khuyên rằng không nên hôn nhau. Nhưng yêu mà không hôn nhau thì thật khó phải không bạn? Vậy phải làm thế nào? Trước tiên bạn cần biết rằng khả năng hôn bị lây nhiễm viêm gan B là rất nhỏ, tuy nhiên vẫn cần phải phòng tránh lây nhiễm viêm gan B giữa những người yêu nhau. Nếu bạn đang yêu người bị nhiễm viêm gan B, bạn cần đi xét nghiệm máu, kết qủa xét nghiệm có thể có ba khả năng:
Một là kết quả cho thấy HBsAg âm tính. Điều này có nghĩa là bạn chưa bị nhiễm viêm gan B. Do đó, bạn có thể tiêm vacxin phòng viêm gan B để nâng cao sức miễn dịch của cơ thể đối với viêm gan B.
Hai là kết quả cho thấy Kháng-HBs dương tính. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đã có sức đề kháng với viêm gan B. Vì vậy, bạn không phải lo lắng bị lây nhiễm viêm gan B.
Ba là kết quả cho thấy HBsAg dương tính. Điều này có nghĩa là bạn đã bị nhiễm viêm gan B. Bạn cần phải điều trị.
Hiện nay, việc tiêm vacxin phòng viêm gan B đã không còn quá khó và đắt đỏ, bạn có thể chủ động tiêm phòng để giữ gìn cho bản thân khỏi bị lây nhiễm bệnh.
Người bị viêm gan B có nên kết hôn không? Điều này tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà xác định. Tốt nhất là chỉ khi nào triệu chứng của bệnh hết và công năng gan trở lại bình thường, duy trì ổn định một năm trở lên mới nên kết hôn. Bởi vì trong thời gian lo chuyện kết hôn, sự mệt nhọc, ăn uống không điều độ, quan hệ tình dục có thể làm cho gan viêm trở lại, bệnh tình nặng hơn.
Sau khi kết hôn, điều mà người bị bệnh viêm gan B cần chú ý đó là sinh hoạt tình dục phải điều độ vì khi quan hệ tình dục nhịp tim tăng nhanh, hô hấp giảm, huyết áp tăng…s ẽ tiêu hao sức lực nhất định và dẫn đến gan thiếu máu, thiếu oxy, có thể làm cho bệnh tình nặng hơn.
Mặt khác, quan hệ tình dục là một cách thức dễ lây bệnh viêm gan B, nhưng nếu làm tốt công tác dự phòng (tiêm vacxin phòng bệnh) thì hôn nhân của người bị viêm gan B không bị hạn chế.
Người mắc bệnh viêm gan B không nên uống thuốc tránh thai vì thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ đối với gan, tốt nhất nên áp dụng biện pháp tránh thai dùng bao cao su.
Người mắc bệnh viêm gan B nếu muốn có con thì nên để triệu trứng hết và chức năng gan bình thường trở lại, ổn định khoảng một năm trở lại mới nên sinh con. Bệnh tình chưa ổn định, chức năng gan không bình thường, khi có thai và sinh đẻ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến bệnh nặng hơn và còn có khả năng gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đẻ non hoặc thai chết lưu…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị viêm gan B mang thai không gây ra thai dị dạng. Trong thời kỳ đầu mang thai (3-4 tháng đầu thai kỳ) độc tố của bệnh viêm gan B có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sau thời kỳ này thì thai không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, người bệnh không phải quá lo lắng về việc này. Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm gan B khi mang thai cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Khả năng truyền nhiễm bệnh từ cơ thể mẹ sang con tương đối lớn. Nhưng đa số trẻ đuợc bảo vệ thông qua dự phòng. Biện pháp có hiệu lực để dự phòng nhiễm bệnh cho trẻ là tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B: trong 24 giờ sau khi trẻ ra đời, một tháng tuổi, sáu tháng tuổi mỗi lần tiêm một mũi.
Nếu sau khi trẻ ra đời trong vòng sáu giờ tiêm một mũi HBIG, sau đó đến tháng thứ nhất, tháng thứ hai và tháng thứ bảy mỗi tháng tiêm một mũi vacxin phòng bệnh thì hiệu quả càng cao. Nhưng cũng có trường hợp bào thai bị nhiễm độc tố viêm gan B qua cuống rốn trong tử cung (chiếm 5-10%) thì trẻ sau khi sinh dù có tiến hành tiêm dự phòng viêm gan B cũng sẽ không có hiệu quả.
Người mẹ bị viêm gan B trong thời gian cho con bú nếu ăn uống kém và dinh dưỡng không đủ sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn. Những sản phụ ăn uống tốt, không có triệu chứng, công năng gan bình thường có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy sữa mẹ có thể truyền nhiễm độc tố viêm gan B nhưng lượng độc tố tương đối ít. Nếu trẻ đã tiêm vacxin phòng bệnh thì có thể bú mẹ được.
Ngọc Trang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 2) Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về người chuyển giới (Phần 1) Thứ Tư, 26/06/2024, 00:00
- Những câu hỏi thường gặp về sức khỏe tình dục Thứ Ba, 11/06/2024, 00:00
- Thực phẩm tốt cho sức khỏe âm đạo! Thứ Bẩy, 08/06/2024, 00:00
- Làm thế nào để chuẩn bị cho quan hệ tình dục qua đường hậu môn? Thứ Sáu, 07/06/2024, 00:00
- 25 loại thực phẩm có thể giúp “cậu nhỏ” cương cứng Thứ Hai, 27/05/2024, 00:00
- Ung thư và điều trị ung thư ảnh hưởng đến tình dục: Những ai có thể giúp người bệnh? Thứ Năm, 09/05/2024, 00:00
Các tin khác
- Những bí mật về “chuyện vợ chồng” Thứ Ba, 18/02/2014, 00:00
- Nơi nào trên cơ thể nhạy cảm nhất? Thứ Hai, 17/02/2014, 00:00
- Tình dục an toàn - 7 điều bạn gái nên biết Thứ Năm, 23/01/2014, 00:00
- Hội chứng lười “yêu” Thứ Tư, 22/01/2014, 00:00
- “Chuyện ấy” không có tuổi Thứ Ba, 07/01/2014, 00:00
- Những lầm tưởng về tình dục Thứ Hai, 06/01/2014, 00:00
- “Giờ vàng” của đàn ông Thứ Tư, 18/12/2013, 00:00
- Vì sao đau đầu khi “sung sướng”? Thứ Ba, 17/12/2013, 00:00
- 4 điều nên biết về “áo mưa”… quá đát Thứ Hai, 25/11/2013, 00:00
- Nên và không nên khi “yêu” dưới vòi hoa sen Thứ Hai, 11/11/2013, 00:00
- Để căng thẳng không hạ gục ham muốn “yêu” Chủ Nhật, 10/11/2013, 00:00