Giao diện tiếp cận

Bắt bệnh cho nguyệt san Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Bắt bệnh cho nguyệt san

Vì sao cô nàng nguyệt san lại đỏng đảnh?

tamsubantre.org - Nhiều bạn cho rằng nguyệt san là minh chứng sống động cho khả năng sinh sản sau này. Bởi vậy, hễ thấy nguyệt san có chút khác lạ là lo cuống cuồng. Nhưng cũng có bạn lại có thái độ thờ ơ đến giật mình với nguyệt san, sống chung với cô nàng nguyệt san bệnh tật hàng bao nhiêu năm trời mà chẳng mảy may quan tâm, để ý đến. Vậy, phải ứng xử với nguyệt san thế nào cho phù hợp? Làm thế nào để biết khi nào nguyệt san khỏe mạnh và khi nào nguyệt san bệnh tật?

1. Nguyệt san và ý nghĩa của nó

Nguyệt san hay còn gọi là kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài theo đường âm đạo do sự thay đổi của hóc môn (hay nội tiết tố) sinh dục nữ của buồng trứng. Sự chảy máu này mang tính chất chu kỳ, lặp lại nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt là dấu hiệu quan trọng biểu hiện dậy thì ở bạn gái. Nó biểu hiện sự trưởng thành và bắt đầu hoạt động của buồng trứng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn gái bắt đầu có khả năng có thai (thực chất khả năng có thai đến sớm hơn lần hành kinh đầu tiên khoảng 14 ngày, bởi hiện tượng rụng trứng thường diễn ra trước khi có kinh 14 ngày). Tuy nhiên, kinh nguyệt không đồng nhất với khả năng có thai, nghĩa là không phải cứ có kinh là sẽ có thể mang thai và sinh con bởi khả năng mang thai và sinh con của bạn gái còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác (ví dụ như cấu trúc và chức năng bình thường của hệ thống cơ quan sinh sản…). Kinh nguyệt chỉ thể hiện phần nào “sự khỏe mạnh” của hoạt động rụng trứng cũng như cấu trúc bình thường về mặt giải phẫu và tế bào học của tử cung, sự tiếp nhận nội tiết tố do buồng trứng tiết ra của tử cung (điều khiển hoạt động của lớp niêm mạc tử cung). Ngoài ra kinh nguyệt còn chịu sự chi phối của hoạt động nội tiết khác của cơ thể (nên có những thời gian không có hiện tượng rụng trứng nhưng vẫn có kinh nguyệt) và các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe nói chung, trạng thái tâm lý, thời tiết, môi trường sống, chế độ sinh hoạt…

2. Các chỉ số cần soi xét

Nhắc đến nguyệt san tức là nhắc đến độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh, số lượng máu kinh, màu sắc, tính chất của máu kinh

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh của lần này đến ngày đầu tiên có kinh của lần kế tiếp. Độ dài này có thể dao động từ 21-35 ngày, tùy theo từng bạn gái. Số ngày ra máu kinh dao động từ 3-7 ngày, với lượng máu kinh mỗi kỳ khoảng 200ml (trung bình 3-4 giờ thấm ướt một chiếc băng vệ sinh có độ dày trung bình trong vài ngày ra máu nhiều).

Một số bạn gái phát hoảng khi thấy máu kinh có màu sậm hay có lẫn các cục nhầy. Bởi máu kinh có thành phần là máu, dịch và các mảnh niêm mạc nên có thể không có sắc hồng (đỏ) tươi như máu, cũng không đông như máu và có thể có lẫn dịch, cục nhầy sẫm màu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi máu kinh có mùi hôi, tanh, khó ngửi, màu sắc thâm đen… thì mới gợi báo tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc tử cung hoặc viêm nhiễm vùng kín… Việc quan sát màu sắc, tính chất của máu kinh cần được thực hiện ngay khi máu kinh vừa thoát ra ngoài âm đạo, mới xuất hiện trên băng vệ sinh, bởi không khí có thể làm thay đổi tính chất, màu sắc của máu kinh. 

 
Làm thế nào biết nguyệt san không khỏe mạnh?

3. Những dấu hiệu cho thấy nguyệt san bị “rối loạn’

Rối loạn kinh nguyệt không phải là một loại bệnh mà là triệu chứng biểu hiện của nhiều loại bệnh, chỉ những bất thường của kinh nguyệt về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh… Như vậy nguyệt san bị “rối loạn” khi không đảm bảo các chỉ số bình thường nói trên. Cụ thể có các dạng rối loạn kinh nguyệt sau đây:

- Các vòng kinh chênh nhau trên hai ngày được gọi là kinh nguyệt không đều

- Độ dài của các chu kỳ kinh ngắn, dưới 21 ngày được gọi là kinh mau, trên 35 ngày được gọi là kinh thưa.

- Số ngày hành kinh dưới 2 ngày thì được gọi là kinh ngắn, trên 7 ngày được coi là kinh thưa

- Lượng máu kinh ra ít, dưới 15ml, không cần đóng băng vệ sinh được gọi là kinh ít, lượng máu kinh ra nhiều, trên 200 ml được gọi là kinh nhiều

- Lượng máu kinh vừa ra ít, vừa ngắn ngày được gọi là thiểu kinh, lượng máu kinh vừa ra nhiều, vừa kéo dài nhiều ngày được gọi là cường kinh

- Không hành kinh khi đã 18 tuổi gọi là vô kinh nguyên phát hoặc đang có kinh nhưng “tự nhiên” mất kinh mà không phải do có thai được gọi là vô kinh thứ phát (3 tháng liền không có kinh nếu trước đó vòng kinh đều đặn và 6 tháng liền không có kinh nếu trước đó vòng kinh không đều đặn)
Ngoài ra căn cứ vào tuổi bắt đầu có kinh, tuổi hết kinh, hiện tượng đau khi có kinh và hiện tượng rụng trứng trong mỗi chu kỳ kinh người ta còn phân chia ra các dạng rối loạn kinh nguyệt sau:

- Dậy thì sớm (bắt đầu hành kinh khi chưa đủ 8 tuổi) và dậy thì muộn (bắt đầu hành kinh khi đã trên 18 tuổi). Bình thường bạn gái dậy thì trong độ tuổi từ 9-15 tuổi)

- Mãn kinh sớm (hết kinh khi dưới 40 tuổi) và mãn kinh muộn (hết kinh khi trên 55 tuổi). Tuổi mãn kinh trung bình khoảng 45-50 tuổi

- Thống kinh (đau trước, trong và sau khi hành kinh ở mức độ nặng, không chịu nổi, ảnh hưởng đến các hoạt động sống khác và cần trợ giúp)

- Vòng kinh không phóng noãn (không có hiện tượng rụng trứng trong chu kỳ kinh)

4. Rối loạn kinh nguyệt do đâu?

Ở tuổi dậy thì kinh nguyệt có thể không đều, khi dài, khi ngắn, khi mau, khi thưa, thậm chí là rong kinh, vô kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có hiện tượng rụng trứng do sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay do hoạt động của chính buồng trứng chưa ổn định, chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường không đáng lo ngại. Ở lứa tuổi mãn kinh cũng tương tự như vậy.

Tuy nhiên, ở lứa tuổi trưởng thành, thời điểm cần duy trì khả năng sinh đẻ nếu kinh nguyệt bị rối loạn thì cần có sự quan tâm đúng mực. Những lý do sau có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi trưởng thành:

- Nguyên nhân thực thể: tình trạng thai nghén bất thường (dọa sảy, thai ngoài tử cung, chửa trứng, thai lưu..), có các khối u, có tình trạng ung thư ở cổ tử cung, buồng tử cung, buồng trứng… có các dị tật bẩm sinh (như không có tử cung, âm đạo, buồng trứng không phát triển, màng trinh bít kín..), có các bệnh lý như suy buồng trứng sớm, dính buồng tử cung sau nạo hút, sau viêm nhiễm…

- Nguyên nhân tâm lý: căng thẳng, lo lắng kéo dài…

- Việc sử dụng thuốc (các thuốc nội tiết tố, kháng sinh…) không đúng hướng dẫn, không đúng bệnh hoặc không đúng liều lượng

- Chế độ sinh hoạt không hợp lý (thiếu dinh dưỡng, vận động quá sức, thiếu ngủ, thay đổi môi trường sống đột ngột…)

5. Làm gì khi nguyệt san bị rối loạn?

Vì rối loạn kinh nguyệt không phải là một bệnh cụ thể nên không có thuốc đặc trị. Tùy thuộc vào loại rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe và các hoạt động sống cũng như nhu cầu mang thai và sinh con của bạn gái mà bác sỹ quyết định thời điểm điều trị và hướng điều trị. Bởi vậy, nếu nhận thấy nguyệt san có vấn đề, hoặc có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, có nhu cầu mang thai và sinh con… thì bạn gái cần đến các phòng khám sức khỏe sinh sản hoặc sản phụ khoa để được kiểm tra. Không được tự ý mua thuốc theo “tin đồn” hoặc “mách nhỏ” từ người khác. Nhiều bạn gái nghe đồn rằng thuốc tránh thai hàng ngày, cao ích mẫu, phụ huyết khang… là những thần dược giúp nguyệt san khỏe mạnh (kinh nguyệt đều đặn, ổn định…) nên lao vào sử dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể chỉ giúp tạo ra chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ổn định phụ thuộc vào thuốc chứ không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Không hiếm trường hợp thuốc không có tác dụng mà còn gây ra những triệu chứng khó chịu khác. Bởi vậy cần nhớ rõ nguyên tắc “Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ”.

Khi khám và điều trị rối loạn kinh nguyệt, bác sỹ thường yêu cầu bạn gái khám phụ khoa (xem có viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản hay không), làm xét nghiệm nội tiết, siêu âm tử cung, buồng trứng, phần phụ, theo dõi hiện tượng rụng trứng, sự phát triển/ thay đổi của niêm mạc tử cung trong mỗi chu kỳ kinh… Bạn gái có thể bắt đầu đi khám sau khi sạch kinh 1-2 ngày và có thể phải tái khám nhiều lần theo yêu cầu của bác sỹ.

Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng việc tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt không dễ dàng, bởi vậy có nhiều trường hợp phải điều trị thăm dò, điều trị triệu chứng hoặc thậm chí là “sống chung với lũ”. Bởi vậy cô nàng nguyệt san mới được gán cho biệt danh “đỏng đảnh” quả không sai chút nào.

Lượt xem: 928

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34748804

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik