Giao diện chuẩn

Báo động nữ sinh tự tử vì trầm cảm Thứ Sáu, 03/11/2006, 20:17

Báo động nữ sinh tự tử vì trầm cảm

SV Trường ĐH Vinh trong giờ học vi tính (Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Bùi Dũng)

Lá thư tuyệt mệnh của Đỗ Thị Hải Yến, SV khoa Lịch sử, ĐH Vinh, viết vội gửi lại gia đình có đoạn: “Vì không tìm ra lối thoát trong cuộc sống, con tìm đến cái chết, kính mong bố mẹ và mọi người hãy thứ tha cho con”.

Những dòng trăng trối này càng khiến cho chúng ta phải giật mình vì không chỉ riêng Hải Yến mà thời gian gần đây, ở các trường học trên địa bàn thành Vinh (Nghệ An) xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp tương tự.

Cái chết của SV Hải Yến mấy hôm nay khiến tập thể giáo viên và SV ĐH Vinh không khỏi ngỡ ngàng.

Hải Yến từng là một hoa khôi của khoa Lịch sử, học lực khá. Thường ngày trong cuộc sống, Yến luôn đối nhân xử thế hoà nhã, thân thiện nên được nhiều bạn bè quý mến. 

Một số bạn bè của Yến cho biết: “Nếu những chuỵên riêng tư được Yến thổ lộ, bày tỏ thì mọi chuyện có lẽ khác”.

Trước đó, một trường hợp tương tự như Hải Yến cũng tự tìm đến cái chết.

Vành hoa trắng quấn vội trên khuôn mặt thẫn thờ của người thân gia đình em Quản Thị Trâm, (sinh năm 1986), quê Thanh Hoá, là SV năm thứ 2 lớp K30, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nghệ An, khiến không ít người chứng kiến đau xót. 

Phạm Văn Nhân, bạn học cùng lớp với Trâm thở dài:“ Không ai có thể tin và hình dung nổi chuyện Trâm có thể đủ “bản lĩnh” nhảy lầu tự sát. Nhưng điều đó đã xảy ra. Buồn lắm!”. 

Nguyễn Văn Học, người ở cùng dãy trọ với Trâm nước mắt ngân ngấn nhớ lại: “Trong dãy trọ chưa một lần Trâm to tiếng, hay làm mất lòng bạn bè. Vốn chơi thân với nhau nên thường những thay đổi của Trâm em đều có thể cảm nhận được".

Lúc trước, Trâm nói nhiều nhưng có một thời gian sau này tâm tính Trâm trái hắn. Nét mặt hồn nhiên bị khỏa lấp bởi đôi mắt lúc nào cũng đượm buồn, lầm lì. Trâm từ chỗ sống hòa đồng nay tự khép mình với bạn bè, và điều khó hiểu là trong cách nói chuyện, Trâm luôn trả lời nhát gừng. Nhiều lần gạn hỏi, Trâm thổ lộ: “Do quá buồn với bệnh tật nên mình không thiết sống nữa" (Trâm nói bị bệnh đau dạ dày và xuất huyết đường ruột).

Những biểu hiện khác thường của Trâm đã được một số bạn bí mật trao đổi với lớp và bàn cách giúp đỡ. Ngoài ra, Chủ nhiệm khoa cũng bí mật phân công giảng viên phụ trách giúp đỡ Trâm. Và, về mặt tinh thần, Trâm có phần nào đó dần ổn định, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của lớp. 

Thế nhưng, Trâm vẫn tự tìm đến cái chết.

Trường hợp của N.T.V, một SV khác của ĐH Vinh khi tìm cái chết khiến không ít chúng ta phải giật mình.

Sau khi bị người yêu “đá” và chạy theo bóng hồng mới, V lâm vào con đường chán chường. 

Mối tình đầu tiên, V đã dành trọn và dâng hiến tất cả. Đáp lại, bạn trai của V. cũng quan tâm, chăm sóc, hết lời yêu thương chiều chuộng. Chuyện tình yêu đổ vỡ, V. vẫn chưa kịp thích ứng với sự hụt hẫng đó nên trong lúc nghĩ quẩn, V. tự tìm đến cầu Bến Thuỷ quyên sinh.

Một số bạn bè của V. nhớ lại: “V. có lần đã nói trống không: Chỉ có con đường tự tìm đến cái chết mới quên hết tất cả. Cho là V. nói nhảm nhí, đến khi chuyện đã rồi, mới thấy hối hận. Vì có thời điềm gần cuối, V. luôn có biểu hiện rụt rè, ngại giao tiếp, không ai nghĩ đó là bệnh trầm cảm nên không có biện pháp giúp đỡ”.

SV ngần ngại tìm tư vấn

Trước thực trạng, ngày càng xuất hiện nhiều SV tìm đến cái chết, thầy Nguyễn Bá Minh, T.S Tâm lý học, Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Vinh cho biết: ”Cách nhìn bệnh trầm cảm dường như đối với chúng ta còn khá mới lạ. Nhiều người khi mắc phải chứng bệnh này thường có những hành vi sai lệch trong cuộc sống. Nguyên nhân chính vẫn là do thất bại trong quan hệ, trong cuộc sống”.

Căn bệnh này nếu phát hiện sớm, có tác động tích cực từ phía người thân, bạn bè, hoặc chuyên gia tâm lý tư vấn giúp đỡ  thì người mắc bệnh nhanh chóng được chữa trị.

Thầy Minh nhận xét, đã có rất nhiều SV bị “nhiễm” căn bệnh này nhưng khoa vẫn chưa một lần tiếp nhận SV đến nhờ tư vấn bởi tâm lý thường hay e ngại, từ chối giao tiếp.

"Đây là một thực tế đáng buồn, nếu cứ kéo dài tình trạng này thì chúng tôi cũng sẽ rất lo lắng", ông Minh nói.

Hiện tại, khoa đang thành lập đề án Trung tâm nghiên cứu tư vấn tâm lý giáo dục để hỗ trợ SV. Nhưng trước khi xúc tiến để thành lập và đưa trung tâm vào hoạt động, các thầy giáo luôn khuyến cáo SV khi thất bại, không tự tin trong cuộc sống, nếu cần, khoa sẽ sẵn sàng tư vấn.

Ngọc Bình- Hoàng Sang

Lượt xem: 2624

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 5
Lượt truy cập: 34729001

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik