Anti-Mullerian Hormone (AMH) nói lên điều gì về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ? Thứ Ba, 21/05/2024, 00:00
Chỉ số AMH là gì ? AMH có ỹ nghĩa như thế nào đối với sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ ? Bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau nhé
1. AMH (Anti-Mullerian Hormone) là gì?
AMH đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ quan sinh dục của em bé khi còn trong bụng mẹ. Mức AMH cao hơn ở trẻ nam vì điều này ngăn cản chúng phát triển cơ quan sinh dục nữ. Trẻ sơ sinh nữ chỉ cần một lượng nhỏ AMH cho sự phát triển của mình.
Ở nữ, AMH là một hormon được tiết ra từ tế bào hạt của nang noãn tiền hốc và nang noãn có hốc ở buồng trứng bắt đầu từ lúc thai 36 tuần tuổi. Các nang noãn có hốc tiếp tục chế tiết AMH cho đến giai đoạn có kích thước khoảng 4-6mm. Sau đó, các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu trở nên nhạy cảm với FSH từ khoảng giai đoạn này trở đi, hoặc có thể sớm hơn (từ kích thước 2mm trở lên).
2. AMH phản ánh khả năng sinh sản ở phụ nữ như thế nào?
Chỉ số AMH phản ánh cả số nang noãn non đang phát triển và quần thể nang thủy nguyên hiện có trong buồng trứng của người phụ nữ. Do đó, AMH còn được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng, đồng thời có thể dự đoán được khả năng sinh sản của người phụ nữ trong hiện tại và tương lai. Mức AMH tương ứng với số lượng trứng có hoặc dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng cao có nghĩa là khả năng sinh sản của phụ nữ càng tốt và ngược lại.
- Mức AMH cao hơn có nghĩa là nhiều trứng hơn và dự trữ buồng trứng cao hơn.
- Mức AMH thấp hơn có nghĩa là ít trứng hơn và dự trữ buồng trứng thấp hơn.
3. Xét nghiệm AMH là gì?
Xét nghiệm AMH đo lượng hormone anti-mullerian (AMH) trong máu. Cả nam giới và phụ nữ đều sản xuất AMH, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên sử dụng xét nghiệm ở phụ nữ - chủ yếu để cung cấp cái nhìn tổng quan về sức khỏe sinh sản của phụ nữ
Mức AMH bình thường là bao nhiêu?
Mức AMH khác nhau tùy theo độ tuổi. Ở phụ nữ, nồng độ AMH bắt đầu tăng lên ở tuổi thiếu niên và đạt đỉnh điểm vào khoảng 25 tuổi. Sau đó, mức AMH giảm dần một cách tự nhiên.
Đơn vị đo mức AMH bằng nanogram trên mililit (ng/mL). Tùy theo loại máy xét nghiệm mà kết quả mức AMH có khác nhau đôi chút giữa các phòng xét nghiệm.
- Thông thường, mức AMH trung bình là từ 1,0 ng/mL đến 3,0 ng/mL (có máy xét nghiệm cho chỉ số bình thường trong khoảng từ 2,2 - 6,8ng/mL)
- Mức AMH thấp 1,0 ng/mL cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng suy giảm, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai.
- Mức AMH rất thấp (dưới 0,5ng/mL) cho thấy rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
- Mức AMH cao hơn không phải lúc nào cũng là điều tốt. AMH có thể cao ở một số người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), nếu không có các biện pháp can thiệp hiện đại thì khả năng có con là rất thấp.
Mặc dù nồng độ AMH không thay đổi theo chu kỳ kinh nhưng sẽ có sự sụt giảm theo tuổi hoặc bị tác động bởi các yếu tố bệnh lý, stress…
Mức AMH theo độ tuổi
Mức AMH giảm một cách tự nhiên theo tuổi tác, do đó, dự trữ buồng trứng thấp hơn ở độ tuổi cao hơn là điều bình thường. Phổ mức AMH theo độ tuổi thông thường là 25 tuổi: 3,0 ng/mL; 30 tuổi: 2,5 ng/mL; 35 tuổi: 1,5 ng/mL; 40 tuổi: 1ng/mL; 45 tuổi: 0,5 ng/mL.
Nồng độ AMH bình thường theo độ tuổi (Ảnh : tcmblog.co.uk)
4. Ưu điểm và ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số AMH
- Nồng độ FSH thường bị thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, AMH lại không bị dao động nên thuận tiện cho người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm vào bất cứ ngày nào.
- Nồng độ AMH sẽ cho biết khả năng sinh sản và dự trữ buồng trứng của phụ nữ.
- Khi xét nghiệm AMH sẽ cho biết số noãn còn lại của buồng trứng, từ đó có thể đánh giá sự lão hóa. Từ đó giúp phụ nữ có thể chủ động trong việc phòng tránh các bệnh tiền mãn kinh, loãng xương,…
- AMH liên quan mật thiết đến thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Khi AMH cao trong giới hạn, tương ứng với việc kích thích buồng trứng tốt, số lượng trứng được chọc hút nhiều. Như vậy tỷ lệ thụ tinh thành công cũng cao hơn. Tuy nhiên người có nồng độ AMH thấp không có nghĩa là không làm được thụ tinh trong ống nghiệm vì bác sĩ còn dựa vào các phương pháp chẩn đoán khác như siêu âm, tinh dịch đồ, xét nghiệm máu…
- Giúp tìm ra lý do vô kinh, thiểu kinh. Xét nghiệm này thường được dùng trong chẩn đoán ở những cô gái dậy thì muộn và ở những phụ nữ đã bị trễ kinh nhiều lần.
- AMH đánh giá tình trạng tổn thương buồng trứng. Xét nghiệm AMH xác định xem khối u buồng trứng có phải là khối u tế bào hạt hay không. Mức AMH cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem việc điều trị đang có hiệu quả hay không.
5. Khả năng có thai không chỉ phụ thuộc vào mức AMH
Mặc dù AMH phản ánh số lượng trứng dự trữ và ngay cả khi một phụ nữ có chỉ số AMH ở mức bình thường, thì các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, chẳng hạn như:
- Tuổi tác, tình trạng bệnh lý, hút thuốc, tình trạng béo phì, v.v.
- Số lượng và khả năng vận động của tinh trùng.
- Rụng trứng không đều, tắc ống dẫn trứng, sẹo vùng chậu, lạc nội mạc tử cung và các bất thường ở tử cung như u xơ tử cung.
6. Ai nên làm xét nghiệm AMH?
Các bác sĩ sản khoa sẽ khuyên những phụ nữ có những dấu hiệu dưới đây nên tiến hành làm xét nghiệm AMH để chẩn đoán:
- Vô sinh, hiếm muộn.
- Theo dõi hiệu quả quá trình điều trị vô sinh
- Kinh nguyệt không đều: vô kính, tắt kinh sớm.
- Buồng trứng đa nang, ung thư buồng trứng, suy buồng trứng.
- Những người béo phì, tăng cân không kiểm soát.
- Mắc chứng rậm lông.
- Những người có yếu tố như độ tuổi, cân nặng, sử dụng thuốc tránh thai, nghiện rượu, bia và các chất kích thích,...cũng cần được thăm khám và khuyên làm AMH.
- Tiên lượng mãn kinh
7. Lời khuyên của bác sĩ
Những để cơ thể thật sự khỏe mạnh, duy trì mức AMH ổn định, không nên để thấp hơn bình thường vì rất có thể sẽ bị vô sinh, mãn kinh sớm, mắc bệnh về buồng trứng. Phụ nữ cần chú ý những điểm sau:
- Lối sống lành mạnh: rèn luyện thân thể, tập thể dục phù hợp tình trạng cơ thể (đi bộ, bơi, yoga, đạp xe...), duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng, bữa ăn đủ chất, sử dụng các thực phẩm sạch, an toàn. Hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều phụ gia, chất bảo quản, đồ uống có chất kích thích…
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, kiểm soát căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn. Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế mất ngủ.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện những bất thường và kịp thời điều trị sớm.
TSBT tổng hợp
Nguồn: Clevelandclinic.org; Vinmec.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin khác
- Buồng trứng - những điều cần biết Thứ Tư, 08/05/2024, 00:00
- 8 điều bạn chưa biết về “cậu nhỏ” Thứ Bẩy, 06/04/2024, 00:00
- Làm Sao Để Biết Tinh Trùng Khỏe Hay Yếu? Chẩn Đoán Bằng Phương Pháp Nào? Thứ Tư, 17/01/2024, 12:00
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh trùng Chủ Nhật, 14/01/2024, 15:00
- Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra thế nào? Chủ Nhật, 14/01/2024, 14:15
- Màng trinh và trinh tiết của phụ nữ có mối liên kết gì? Sự thật về màng trinh giả Thứ Sáu, 13/10/2023, 15:00
- Làm thế nào để bạn biết màng trinh của bạn đã bị rách? Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Sự thật về phẫu thuật màng trinh không phải ai cũng biết Thứ Sáu, 29/09/2023, 12:00
- Tìm hiểu về dây hãm bao quy đầu Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
- Khí hư Thứ Hai, 07/07/2014, 00:00
- Chấn thương tinh hoàn ở nam giới Thứ Ba, 24/06/2014, 00:00
- Hiện tượng cương dương Thứ Năm, 05/06/2014, 00:00