Anh cho phép người nhiễm HIV tham gia quân đội Thứ Ba, 07/12/2021, 15:00
Bộ Quốc phòng Anh ngày 1/12 đã thông báo kế hoạch điều chỉnh các quy định tham gia quân đội đối với những người nhiễm virus HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Leo Docherty cho biết: "Thuốc điều trị đã tạo ra cuộc cách mạng đối với cuộc sống và hiệu quả chữa bệnh đối với những người nhiễm HIV. Với tư cách là một nhà tuyển dụng hiện đại và toàn diện, chúng tôi công nhận và hành động dựa trên bằng chứng khoa học mới nhất".
Với kế hoạch mới trên, những trường hợp nhiễm virus HIV sẽ được phép tham gia quân đội, nếu họ có tải lượng virus thấp. Bộ Quốc phòng Anh cũng dự kiến điều chỉnh việc phân loại đối với những quân nhân nhiễm HIV sau khi nhập ngũ - tuy vẫn được tiếp tục phục vụ trong quân đội Anh, nhưng được xếp loại là "không hoàn toàn phù hợp".
Cụ thể, từ năm 2022, các quân nhân Anh có tải lượng virus HIV ở mức thấp vẫn được điều động tham gia các chiến dịch quân sự. Những người đang sử dụng thuốc kháng virus HIV vẫn được phép tham gia lực lượng vũ trang. Trước đó, mọi trường hợp đang phải sử dụng thuốc thường xuyên không được phép tham gia quân đội Anh, ngoại trừ một số loại thuốc đặc biệt như thuốc tránh thai.
Khoa học đã chứng minh rằng với phương pháp điều trị thích hợp, tải lượng virus trong máu của người nhiễm HIV có thể giảm xuống mức tối đa, qua đó loại bỏ nguy cơ lây truyền virus cho người khác.
Quỹ phòng chống AIDS quốc gia của Anh đã hoan nghênh "cuộc cách mạng" trên của Bộ Quốc phòng. Giám đốc điều hành quỹ - bà Deborah Gold nêu rõ: "Phục vụ trong quân đội vốn là công việc duy nhất không chào đón những người có HIV ở Vương quốc Anh, và với sự thay đổi cấp thiết này, quân đội sẽ được củng cố năng lực phục vụ, đồng thời tăng cường tính toàn diện trong hàng ngũ của mình".
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới đoàn kết với những người mắc HIV/AIDS Thứ Tư, 01/12/2021, 17:00
- 5 nguyên nhân gây loét miệng ở người nhiễm HIV Thứ Ba, 30/11/2021, 20:35
- Vaccine COVID-19 mang lại sự bảo vệ tốt cho những người sống chung với HIV Thứ Ba, 30/11/2021, 20:30
- Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng: WHO cảnh báo Thứ Ba, 30/11/2021, 17:36
- UNAIDS: Thế giới khó đạt mục tiêu loại trừ HIV/AIDS đúng hạn Thứ Ba, 30/11/2021, 15:00
- Tại sao quan hệ tình dục với nhiều người lại có nguy cơ cao nhiễm HIV? Thứ Sáu, 26/11/2021, 11:00
- Người phụ nữ 30 tuổi tự hết virus HIV dù không điều trị Thứ Tư, 24/11/2021, 16:00
- Phát hiện người thứ hai trên thế giới tự khỏi HIV Thứ Tư, 10/11/2021, 16:00
- Virus dịch bệnh - cuộc chiến xuyên thế kỷ - Kỳ 5: Ba chiến dịch 'đánh' con virus HIV quái quỷ Thứ Tư, 20/10/2021, 15:00
- Người nhiễm HIV/AIDS mắc Covid-19 dễ trở nặng Thứ Ba, 19/10/2021, 15:00
- Nam Phi công bố lý do chưa phê duyệt sử dụng vaccine Sputnik V Thứ Ba, 19/10/2021, 14:00
- Trạng thái trung tính HIV – Một tầm nhìn mới trong phòng, chống HIV/AIDS Thứ Ba, 12/10/2021, 15:00