Vaccine COVID-19 mang lại sự bảo vệ tốt cho những người sống chung với HIV Thứ Ba, 30/11/2021, 20:30
Tiêm phòng COVID-19 kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở những người nhiễm HIV, có nghĩa là họ có khả năng được bảo vệ chống lại SARS-CoV-2, một nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy.
Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về Tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (SAGE) thực hiện. Trong nghiên cứu, Blankson và các đồng nghiệp đã phân tích các mẫu máu được thu thập từ 7 phụ nữ và 5 nam giới nhiễm HIV và từ 7 phụ nữ và 10 nam giới không nhiễm HIV trong khoảng thời gian từ 7 -17 ngày sau khi họ tiêm liều thứ 2 của vaccine Pfizer.
Không ai trong số những người tham gia bị nhiễm SARS -CoV-2 trước đó. Tất cả những người nhiễm HIV đều đang điều trị bằng thuốc kháng virus và có số lượng tế bào T CD4 + trung bình là 913 tế bào trên mỗi microlit. Mức độ của những tế bào miễn dịch này ở một người trưởng thành khỏe mạnh là từ 500 - 1.200 tế bào trên mỗi microlit, trong khi những người nhiễm HIV không được điều trị có thể có số lượng tế bào thấp hơn 200 tế bào trên mỗi microlit.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, tế bào T CD4 + còn được gọi là tế bào T trợ giúp vì chúng hỗ trợ một loại tế bào miễn dịch khác gọi là tế bào B phản ứng với các protein bề mặt (kháng nguyên) trên virus như SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra sự hiện diện và mức độ của các kháng thể chống lại protein tạo nên các gai nhô ra khỏi bề mặt của coronavirus ở những người tham gia sau khi họ được tiêm chủng đầy đủ.
TS. Blankson cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể về phản ứng của tế bào T CD4 + do vaccine sản sinh hoặc đánh giá mức độ của kháng thể liên kết tăng đột biến SARS-CoV-2 đối với những người tham gia khỏe mạnh và những người sống chung với HIV. Điều này chỉ ra rằng, những người nhiễm HIV có thể được bảo vệ đầy đủ chống lại SARS-CoV-2, bằng cách tiêm chủng đầy đủ".
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem những người nhiễm HIV có số lượng tế bào T CD4 + thấp hơn có được đáp ứng miễn dịch tế bào và dịch thể mạnh mẽ như những người tham gia nghiên cứu này hay không.
Nhóm chuyên gia tư vấn SAGE đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vaccine phòng COVID-19. Trong đó, nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine hàng đầu là nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi.
SAGE cũng cho rằng người mắc các bệnh đi kèm (bệnh nền) bao gồm bệnh phổi mạn tính, bệnh lý về tim, béo phì nặng, đái tháo đường, bệnh gan và nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có thể được tiêm vaccine COVID. Vì những bệnh nhân này mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ diễn biến nặng.
Hiện những người sống chung với HIV đủ điều kiện để tiêm vaccine COVID-19. Mặc dù cần phải có thêm các nghiên cứu ở người bị suy giảm miễn dịch, nhưng người trong nhóm được khuyến cáo tiêm chủng có thể được tiêm sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.
Các loại vaccine được phê duyệt không có tương tác với thuốc ARV. Vì vậy, bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc này không làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như của vaccine.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng: WHO cảnh báo Thứ Ba, 30/11/2021, 17:36
- UNAIDS: Thế giới khó đạt mục tiêu loại trừ HIV/AIDS đúng hạn Thứ Ba, 30/11/2021, 15:00
- Tại sao quan hệ tình dục với nhiều người lại có nguy cơ cao nhiễm HIV? Thứ Sáu, 26/11/2021, 11:00
- Người phụ nữ 30 tuổi tự hết virus HIV dù không điều trị Thứ Tư, 24/11/2021, 16:00
- Phát hiện người thứ hai trên thế giới tự khỏi HIV Thứ Tư, 10/11/2021, 16:00
- Virus dịch bệnh - cuộc chiến xuyên thế kỷ - Kỳ 5: Ba chiến dịch 'đánh' con virus HIV quái quỷ Thứ Tư, 20/10/2021, 15:00
- Người nhiễm HIV/AIDS mắc Covid-19 dễ trở nặng Thứ Ba, 19/10/2021, 15:00
- Nam Phi công bố lý do chưa phê duyệt sử dụng vaccine Sputnik V Thứ Ba, 19/10/2021, 14:00
- Trạng thái trung tính HIV – Một tầm nhìn mới trong phòng, chống HIV/AIDS Thứ Ba, 12/10/2021, 15:00
- Hoa Kỳ lần đầu tiên phê duyệt thuốc kháng vi rút dạng tiêm Thứ Ba, 28/09/2021, 15:00
- Tuyên bố Chính trị của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về HIV và AIDS Thứ Ba, 21/09/2021, 15:22
- Tác động ‘tàn phá’ của Covid-19 đối với cuộc chiến chống HIV, lao, sốt rét Thứ Ba, 14/09/2021, 16:28