Trạng thái trung tính HIV – Một tầm nhìn mới trong phòng, chống HIV/AIDS Thứ Ba, 12/10/2021, 15:00
Thời gian gần đây, một số tổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm “Trang thái trung tính với HIV”, nó thể hiện một tầm nhìn mới trong cuộc chiến với dịch HIV và cũng là hy vọng để chúng ta có thể kết thúc được đại dịch này.
Trạng thái trung tính với HIV là gì?
Theo Trung tâm sức khỏe cộng đồng Apacha “Tình trạng trung tính HIV” hay trạng thái trung tính HIV (Tiếng Anh: HIV Status Neutral) là cách nói ngắn gọn để mô tả một thế giới nơi những người dương tính với HIV không thể lây nhiễm cho bất kỳ ai và những người âm tính với HIV không thể bị lây nhiễm.
Như vậy, nó muốn mô tả một thế giới khi đó HIV sẽ không còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng vì người có HIV sẽ được điều trị để sống khỏe mạnh và không thể làm lây nhiễm HIV cho bất cứ ai. Những người chưa nhiễm HIV cũng có thể sử dụng thuốc kháng vi rút (cũng là thuốc ARV) dự phòng để không bị nhiễm HIV từ người khác.
Điều đó có nghĩa là, lúc đó chúng ta cũng không quá lo sợ về HIV nếu chúng ta áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc một cách có hiệu quả song song với rất nhiều các biện pháp dự phòng khác.
Việc này có thể đạt được vì với các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: Trạng thái trung tính với HIV có thể đạt được khi chúng ta can thiệp bởi hai phương pháp dự phòng và điều trị HIV: Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) và ức chế tải lượng vi rút của người nhiễm HIV thông qua điều trị bằng thuốc ARV để đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (Không phát hiện = Không lây truyền hay K=K).
Sử dụng PrEP dự phòng lây nhiễm HIV
Dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc ARV: Là sử dụng thuốc ARV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ để dự phòng lây nhiễm HIV. Dự phòng bằng thuốc ARV thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Dự phòng sau phơi nhiễm HIV: (Post-exposure prophylaxis - PEP): Là sử dụng thuốc ARV cho người âm tính (chưa nhiễm HIV) với HIV bị phơi nhiễm với HIV để dự phòng lây nhiễm HIV. Cũng cần nói thêm rằng việc sử dụng thuốc kháng HIV để dự phòng cho những người bị phơi nhiễm HIV có thể là trong môi trường nghề nghiệp (thường gặp như cán bộ y tế cấp cứu hoặc điều trị cho người bệnh bị dính máu của người nhiễm HIV hay kim khâu, dao mổ có dính máu của người nhiễm HIV đâm vào tay hay làm tổn thương. Cán bộ công an trấn áp tội phạm cũng bị tiếp xúc với máu của tội phạm nhiễm HIV). Cũng có thể sử dụng thuốc kháng HIV để dự phòng cho những người bị phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp (chẳng hạn như ai đó bị dẫm vào kim tiêm đã qua sử dụng của người sử dụng ma túy vô ý vất ngoài đường đi hay sử dụng bao cao su với gái mại dâm hoặc người nhiễm HIV mà bị thủng, vỡ, rách…. Biện pháp dự phòng này đã được ngành y tế hướng dẫn sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV từ nhiều năm nay. Các thầy thuốc sau khi đánh giá các yếu tố nguy cơ và nếu có chỉ định dùng thuốc ARV thì ngượi bị phơi nhiễm sẽ được dùng sớm trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm và sử dụng thuốc ARV liên tục trong 28 ngày, điều này cũng đảm bảo hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV. Tuy nhiên đây là biện pháp pháp bị động, chỉ sử dụng khi chẳng may đã bị phơi nhiễm HIV rồi.
Trái với PEP, dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) là biện pháp chủ động (dùng trước khi phơi nhiễm với HIV) và có hiệu quả cao trong dự phòng nhiễm HIV. Dự phòng trước phơi nhiễm HIV: (Pre-Exposure Prophylaxis - PrEP) là sử dụng thuốc ARV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV để dự phòng lây nhiễm HIV. Đây là biện pháp dự phòng chủ động.
PrEP có khả năng dự phòng lây nhiễm HIV, theo các báo cáo khoa học đã chỉ ra PrEP làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục khoảng 96 - 99% khi dùng đúng theo hướng dẫn. Hiệu quả của PrEP đối với những người tiêm chích ma túy mặc dù ít được nghiên cứu hơn nhưng một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng PrEP làm giảm nguy cơ nhiễm HIV ít nhất 74% khi được dùng theo đúng hướng dẫn.
Tại Việt Nam, thuốc ARV sử dụng trong PrEP là thuốc có chứa phối hợp 2 thuốc: Tenofovir và Emtricitabine (TDF/FTC). Khi uống thuốc, nồng độ thuốc ARV trong máu ngăn chặn không cho virút HIV xâm nhập và nếu vi rút có xâm nhập được vào cơ thể cũng không nhân lên trong cơ thể. Từ đó dự phòng được lây nhiễm HIV.
Điều trị bằng thuốc ARV cho người nhiễm HIV cũng phòng lây nhiễm HIV cho bạn tình
Điều trị bằng ARV để dự phòng lây nhiễm HIV là sử dụng thuốc ARV điều trị cho người đã nhiễm HIV để ức chế HIV không nhân lên và duy trì lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng phát hiện (< 200 bản sao/ml máu), từ đó không còn nguy cơ lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục. (Không phát hiện = Không lây truyền; K=K).
Thuốc sử dụng trong điều trị cho người nhiễm HIV luôn kết hợp 3 loại thuốc ARV khác nhau. Khi điều trị HIV bẳng thuốc ARV có nhiều lợi ích:
- Với người đã được chẩn đoán nhiễm HIV, khi sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị tốt sẽ ngăn chặn sự nhân lên của vi rút. Do đó duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch, do vậy giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và giảm tử vong liên quan đến HIV.
- Dự phòng lây truyền HIV sang người khác: Khi điều trị ARV, lượng vi rút HIV trong máu rất thấp, do vậy giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người nhiễm HIV ra những người khác trong cộng đồng, đặc biệt không làm lây truyền HIV qua đường tình dục (không lây nhiễm HIV cho bạn tình).
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai được điều trị ARV sớm, HIV trong máu sẽ bị ức chế ở mức thâos, do vậy cũng giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, khi sinh và sau khi sinh.
Diễn đàn “Không phát hiện = Không lây truyền” ở Việt Nam
Về dự phòng sang người khác: Ba nghiên cứu khoa học gần đây theo dõi trên các cặp đôi dị tính (trong đó một bạn tình nhiễm HIV và người kia âm tính với HIV); các cặp nam giới quan hệ tình dục qua đường hậu môn không dùng bao cao su và các cặp đôi khác giới quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn mà không có bao cao su với, tất cả đều cho thấy không một người nào dương tính với HIV đang dùng thuốc kháng vi rút và có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao) mà có thể làm lây truyền HIV cho bạn tình âm tính của họ (Không phát hiện = Không lây truyền).
Trạng thái trung tính HIV - một tầm nhìn mới trong phòng, chống HIV/AIDS
Sử dụng thuốc ARV đã được chứng minh điều trị cho người nhiễm HIV sống lâu dài và khỏe mạnh, giúp người nhiễm HIV có cuộc sống, học tập, lao động như người không nhiễm HIV. Thuốc ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV đạt tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình của mình.
Việc sử dụng thuốc kháng vi rút để dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cùng với các biện pháp dự phòng HIV truyền thống khác như bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm sạch v.v… cũng sẽ giúp một người chưa nhiễm HIV bảo vệ bản thân mình không nhiễm HIV. Khi đó chúng ta dù sống trong một thế giới có HIV thì HIV cũng sẽ không còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng vì chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng được. Tầm nhìn này một lần nữa cũng củng cố cho mục tiêu kết thúc được đại dịch vào năm 2030 sẽ trở thành sự thật.
Theo vaac.gov.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Hoa Kỳ lần đầu tiên phê duyệt thuốc kháng vi rút dạng tiêm Thứ Ba, 28/09/2021, 15:00
- Tuyên bố Chính trị của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về HIV và AIDS Thứ Ba, 21/09/2021, 15:22
- Tác động ‘tàn phá’ của Covid-19 đối với cuộc chiến chống HIV, lao, sốt rét Thứ Ba, 14/09/2021, 16:28
- Virus dịch bệnh - cuộc chiến xuyên thế kỷ - Kỳ 5: Ba chiến dịch 'đánh' con virus HIV quái quỷ Thứ Tư, 08/09/2021, 15:23
- Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu Thứ Tư, 01/09/2021, 15:00
- Trạng thái HIV trung tính là gì? Thứ Ba, 24/08/2021, 14:00
- Người Nam Phi nhiễm HIV mắc COVID-19 suốt 216 ngày, virus biến đổi 32 lần trong cơ thể Thứ Ba, 03/08/2021, 15:18
- WHO cảnh báo nguy cơ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân HIV/AIDS mắc COVID-19 Thứ Tư, 28/07/2021, 15:22
- Đại học Oxford tiêm thử nghiệm vaccine HIV, nỗ lực chấm dứt 40 năm chờ đợi Thứ Ba, 27/07/2021, 14:27
- Người nhiễm HIV có nên tiêm vaccine Covid-19? Thứ Ba, 13/07/2021, 15:00
- Người bị nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào là tốt nhất Thứ Ba, 06/07/2021, 16:00
- Lý giải trường hợp duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới Thứ Ba, 29/06/2021, 14:42