Aftercare - Bí quyết để tránh cuộc yêu “đầu voi đuôi chuột” Thứ Sáu, 17/05/2024, 09:00
Để có một trải nghiệm tình dục vui vẻ, mang lại sự hài lòng cho các bên, aftercare là bước không thiếu.
1. Aftercare là gì?
Aftercare là quá trình chăm sóc thể chất và tinh thần hậu trải nghiệm tình dục đồng thuận. Nó bao gồm những hành động như âu yếm, mát-xa, tắm chung, tâm sự hoặc xem phim giải trí cùng bạn tình. Mục đích chính là để đảm bảo bầu không khí vẫn an toàn và thoải mái đến phút chót.
Khoái cảm thường là thước đo để đánh giá một cuộc làm tình. Nhưng theo một nghiên cứu năm 2021, đời sống tình dục có mỹ mãn hay không còn phụ thuộc vào những vỗ về, nâng niu khi hạ màn. Điều này áp dụng cho mọi kiểu “đu đưa” từ sexting (ân ái qua tin nhắn), kink (tình dục dị thường) đến vanilla sex (tình dục thuần túy).
2. Nguồn gốc aftercare?
Aftercare vốn xuất phát từ cộng đồng tình dục khác thường (kink). Năm 2009, thuật ngữ được đưa vào Urban Dictionary với khái niệm tập trung về BDSM. Đây là trải nghiệm tình dục giữa người thống trị (dominant/top) và người phục tùng (submissive/bottom) đạt khoái cảm bằng nỗi đau thể chất. Aftercare cho phép hai bên có thời gian “thoát vai”, hỏi thăm và bù đắp những tổn thương sót lại.
Còn trong từ điển Oxford, định nghĩa khái quát của aftercare là quá trình chăm sóc hoặc điều trị một người vừa rời bệnh viện, nhà tù. Chung quy, mấu chốt của thuật ngữ nằm ở sự phục hồi sau một trải nghiệm mất mát.
3. Vì sao aftercare phổ biến?
Chủ đề về aftercare trong tình dục vẫn được quan tâm đều đặn tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, theo số liệu trên Google Trends. WikiHow cũng “nhắc khéo” tới quá trình này qua nhiều mẹo để ứng xử ngọt ngào và tử tế hậu cuộc vui.
Có 3 lý do chính khiến aftercare được chú ý và khuyến khích bởi nhiều chuyên gia tình dục:
Cảm giác “trượt dốc không phanh”
Làm tình cũng giống ngồi lên một chuyến tàu lượn. Càng gần tới đỉnh, cơ thể càng tiết ra nhiều chất gây hưng phấn như oxytocin, dopamine và serotonin. Nhưng chỉ ngắn ngủi sau đó, chuyến tàu bắt đầu xuống dốc và lao vào trạng thái hụt hẫng, trống trải.
Cảm giác u sầu đến mức phát khóc còn được gọi là post-coital dysphoria (PCD) hay post-sex blues (nỗi buồn hậu quan hệ). Khảo sát về độ phổ biến của PCD, 41% nam giới cho biết bản thân đã từng trải qua trạng thái này ít nhất một lần trong đời, ngay cả khi họ đã đạt cực khoái. Vì thế, aftercare được cho là giải pháp giúp người chơi “đáp đất” mượt hơn.
Đủ “dục” thiếu “tình”
Tình dục là nơi ta thấy những gì trần trụi nhất ở nhau. Ta cởi mở và để lộ những điều thầm kín mà không dễ phơi ra bàn dân thiên hạ. Nhưng khi dứt thăng hoa, nỗi mặc cảm về màn thể hiện “hoang dã” có thể đến, đặc biệt là với người tham gia BDSM.
Ở trạng thái “mềm yếu” nhất, một đối tác ân cần, chu đáo sẽ tạo thiện cảm hơn là một người ngoảnh mặt ra đi khi thỏa mãn. Chuyên gia tình dục Kristine DAngelo cũng đồng tình rằng những trìu mến hậu kỳ sẽ thắt chặt mối quan hệ và khuyến khích giao tiếp cởi mở. Dù đó là tình một đêm hay hẹn hò lâu năm, những chia sẻ thành thật về điều gì được và chưa được sẽ đem lại trải nghiệm trọn vẹn cả về tình và dục.
Cho nhau lý do để “hẹn gặp lại”!
Người tham gia thường không có ý định gặp lại nếu trải nghiệm lần đầu không như ý. Đó có thể là cảm giác bị thiếu tôn trọng, “đem con bỏ chợ”. Điều này dựa trên lý thuyết “điều kiện hóa từ kết quả” (operant conditioning) trong tâm lý học. Hành vi sẽ tăng cường khi có một yếu tố khích lệ được thêm vào môi trường. Thứ khích lệ ở đây là cảm giác hài lòng và an tâm sau những lần “thử việc”.
4. Dùng aftercare như thế nào?
Tiếng Anh
- A: My last ONS experience was terrible. He left me as soon as he was done.
- B: Oh dear! Thats why aftercare is so important. He should have stayed longer to make sure you were okay!
Tiếng Việt
- A: Trải nghiệm tình một đêm mới đây của tớ thật tồi tệ. Anh ta rời đi ngay sau khi xong việc.
- B: Ui là trời! Đó là lý do tại sao việc chăm sóc sau khi làm tình rất quan trọng. Đáng nhẽ anh ta phải ở lại lâu hơn để xem cậu có ổn không chứ!
Nguồn https://vietcetera.com/vn/aftercare-bi-quyet-de-tranh-cuoc-yeu-dau-voi-duoi-chuot
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
- Sống ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới! Chủ Nhật, 16/06/2024, 00:00
- Ngày của Cha năm 2024 Thứ Bẩy, 15/06/2024, 00:00
Các tin khác
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 4) Thứ Sáu, 17/05/2024, 00:00
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 3) Thứ Năm, 16/05/2024, 15:00
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 2) Thứ Năm, 16/05/2024, 00:00
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 1) Thứ Tư, 15/05/2024, 00:00
- Một số mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại các địa phương Thứ Tư, 15/05/2024, 00:00
- “Ngày của Mẹ” - Nguồn gốc và Ý nghĩa Chủ Nhật, 12/05/2024, 00:00
- Con trẻ và điện thoại: Cấm thì thương, buông thì... mệt đầu Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Người trẻ thuộc cộng đồng LGBTQ+ dễ bị tấn công trên mạng Thứ Sáu, 26/04/2024, 16:00
- Thay đổi tư duy để đối mặt với cảm giác bị chối bỏ Thứ Năm, 25/04/2024, 12:00
- Cực khoái có thể gây đau đầu? Thứ Hai, 08/04/2024, 00:00
- Thuật ngữ “Grower” và “Shower” có nghĩa là gì? Chủ Nhật, 07/04/2024, 00:00
- Ngày 6/4 là ngày gì mà các bạn trẻ Việt Nam quan tâm? Thứ Bẩy, 06/04/2024, 00:00