8 nguyên nhân có thể gây chậm kinh sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
Sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, việc chậm kinh là điều bình thường vì chu kỳ đã tự điều chỉnh trở lại nhưng đôi khi kinh nguyệt xảy ra một số vấn đề.
Thuốc tránh thai được biết là giải pháp cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai như một cách để cân bằng hormone và khởi động cơ thể phụ nữ vào một chu kỳ dễ dự đoán hơn. Một số chị em khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai, có thể bối rối, lo lắng khi chậm kinh, không có kinh dù kết quả thử thai âm tính. Điều này do một số nguyên nhân bao gồm căng thẳng, béo phì hoặc mất cân bằng tuyến giáp.
1. Kiểm soát sinh sản ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Ở phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt điều hòa khá nhanh thường trong vòng ba đến sáu chu kỳ sau khi ngừng tránh thai, các tác dụng phụ của nội tiết tố có thể mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ khỏi cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi đã sử dụng thuốc tránh thai hoặc sử dụng các hình thức ngừa thai nội tiết tố khác, như thuốc tiêm hoặc miếng dán tránh thai trong nhiều năm, phụ nữ sẽ không gặp khó khăn thụ thai khi ngừng dùng thuốc.
Tuy nhiên, có thể phải mất vài tháng chu kỳ kinh nguyệt mới trở lại bình thường. Thời điểm phụ thuộc phần lớn vào lý do sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, cùng với bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào khác bởi thuốc hoặc phát triển trong khi sử dụng thuốc.
Mặt khác, nếu phụ nữ mắc một bệnh lý tiềm ẩn gây ra chu kỳ không đều như hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp hoặc lạc nội mạc tử cung có thể nhận thấy những tình trạng đó tái phát ngay khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai.
Sử dụng phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố để điều hòa kinh nguyệt không đều không giải quyết được tình trạng mất cân bằng nội tiết cơ bản. Tuy nhiên có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách điều chỉnh chu kỳ và tăng cường sức khỏe nội mạc tử cung. Khi ngừng sử dụng thuốc nội tiết tố, rất có thể những triệu chứng ban đầu đó sẽ tiếp tục xuất hiện. Tình trạng cơ bản hoặc nguyên nhân gốc rễ vẫn còn tồn tại và sẽ tự biểu hiện khi không sử dụng biện pháp tránh thai. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng vì họ có kinh nguyệt nên họ đã đạt được chu kỳ bình thường nhưng thực tế không phải vậy. Đó là một chu kỳ giả vì quá trình nội tiết tố tự nhiên đang bị ức chế bằng cách tạo ra sự mất cân bằng.
2. Nguyên nhân chậm kinh hoặc mất kinh sau khi ngừng tránh thai
Phụ nữ có thể mất vài tháng để chu kỳ điều hòa sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố và điều này là hoàn toàn bình thường. Điều đó có nghĩa là, nếu kinh nguyệt không có lâu hơn dự kiến, có thể có một vấn đề khác đang xảy ra. Có 8 nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra chu kỳ không đều hoặc chậm kinh.
Stress – căng thẳng
Những căng thẳng nhỏ hàng ngày sẽ không ảnh hưởng đến chu kỳ hàng tháng. Nhưng nếu đang gặp căng thẳng đáng kể do các sự kiện lớn trong đời hoặc thấy mình căng thẳng vì công việc, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên ít đều đặn hơn theo thời gian. Đó là vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì chu kỳ đều đặn, trong đó trứng được sản xuất và niêm mạc tử cung bong ra nếu trứng không được thụ tinh.
Trọng lượng cơ thể thấp
Tăng hoặc giảm cân nhiều luôn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu chỉ số khối cơ thể dưới 18 có thể bị hiện tượng gọi là vô kinh thứ phát. Đó là khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu bình thường như khi còn là một thiếu niên và chấm dứt hoàn toàn. Trừ khi là một vận động viên thi đấu, đây thường là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc kiểm tra chế độ ăn uống, lối sống và đảm bảo đang đưa ra những lựa chọn lành mạnh.
Béo phì
Mặt khác, chỉ số khối cơ thể từ 35 trở lên có liên quan đến một loạt các vấn đề y tế, bao gồm bệnh đái tháo đường, bệnh tim và kinh nguyệt không đều. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan cao giữa béo phì và chậm kinh. Tương tự như tình trạng thiếu cân trầm trọng, lượng mô mỡ trong cơ thể cao sẽ gây ra sự gián đoạn nồng độ hormone bình thường như insulin và globulin gắn với hormone sinh dục.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chu kỳ không đều là hội chứng buồng trứng đa nang, nguyên nhân là do nồng độ hormone androgen tăng cao. Mặc dù hội chứng buồng trứng đa nang không phải là một tình trạng có thể chữa khỏi nhưng vẫn có những phương pháp điều trị có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tăng cơ hội mang thai thành công.
Polyp tử cung và u xơ tử cung
Nếu đang có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ra máu lấm tấm cùng với các triệu chứng như khó chịu khi giao hợp và đau lưng dưới, có thể nguyên nhân sâu xa khiến bị chậm kinh là do polyp hoặc u xơ tử cung.
Polyp là những khối u nhỏ phát triển quá mức trong niêm mạc tử cung được gọi là nội mạc tử cung. Thông thường không có triệu chứng, chúng có thể gây gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và gây ra hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh. U xơ tử cung là những khối u phát triển trong hoặc trên tử cung, có thể gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội. Lý do polyp và u xơ có thể khiến chậm kinh là vì cả hai đều xảy ra để đáp ứng với sự biến động của hormone điều hòa chu kỳ.
Mất cân bằng tuyến giáp
Tuyến giáp đóng một vai trò lớn trong chu kỳ kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít như trong trường hợp cường giáp và suy giáp có thể khiến chu kỳ không đều hoặc dừng hoàn toàn. Mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Thai kỳ
Nếu phụ nữ không có kinh sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố thì có thể mang thai. Nên thử thai để loại trừ khả năng này nếu quan hệ tình dục không an toàn. Có thể thụ thai ngay cả khi kinh nguyệt vì chu kỳ chưa trở lại bình thường.
Cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một yếu tố khiến chu kỳ kinh nguyệt dừng hoặc không đều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn dẫn đến vô kinh vài tháng (không có kinh) ngay sau khi sinh. Nhưng không có hướng dẫn chính xác nào về việc điều đó kéo dài bao lâu và thông thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chu kỳ đang bắt đầu quay trở lại. Điều này có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn nếu không sử dụng phương pháp tránh thai nào.
Để ngăn chặn điều này, nhiều người chuyển sang sử dụng "viên thuốc nhỏ", loại thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone. Thuốc tránh thai đường uống chỉ chứa progesterone không ảnh hưởng đến nguồn sữa nếu đang cho con bú. Nhiều phương pháp tránh thai đã được chứng minh là làm giảm lượng sữa như estrogen, đặc biệt là trong giai đoạn đầu cho con bú. Phụ nữ có thể tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen sau khi ngừng cho con bú.
Khi kinh nguyệt quay trở lại sau khi sinh con, sẽ không có gì bất thường nếu vẫn đang cho con bú. Nhưng nếu con đã cai sữa được nhiều tháng mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa điều hòa thì nên đến đi khám để kiểm tra nồng độ hormone.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- 50 bộ phim về LGBTQ hay nhất bạn nên xem! Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Thông điệp sai lầm trên mạng xã hội về mặt trời và kem chống nắng Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
- Tính thẩm mỹ của Y2K tái xuất hiện như nền tảng văn hóa Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Có nên hẹn hò với nhiều người trước khi kết hôn Thứ Sáu, 05/01/2024, 12:00
- Những nguyên nhân khiến bạn bỗng dưng 'nguội ngắt' không còn hứng để 'yêu' Thứ Sáu, 05/01/2024, 12:00
- Tết cận kề lo nhất điều gì?: Tổng dọn vệ sinh muốn 'xây xẩm mặt mày' Thứ Sáu, 05/01/2024, 10:00
- Có thể quan hệ tình dục khi đang điều trị ung thư không? Thứ Năm, 04/01/2024, 14:00
- MẸO GIÚP MẸ BẦU GIẢM NGHÉN AN TOÀN Thứ Năm, 04/01/2024, 13:00
- NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT KHI QUYẾT ĐỊNH SINH MỔ Thứ Năm, 04/01/2024, 12:00
- Xu hướng giới trẻ 'sống ảo ở tài khoản thật, sống thật ở tài khoản ảo' Thứ Năm, 04/01/2024, 12:00
- Mất cảm giác khi quan hệ ở nữ giới là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Thứ Năm, 04/01/2024, 11:00
- Hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng? Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Sau chẩn đoán và điều trị ung thư vú sống được bao lâu? Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Có giới hạn tuổi cho phụ nữ muốn sinh con bằng phương pháp IVF? Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Mất ngủ, mối nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch ở phụ nữ mãn kinh Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00