7 lí do hầu hết mọi người sợ tình yêu Thứ Hai, 27/06/2022, 00:00
Điều gì đã thúc đẩy nỗi sợ gần gũi cảm xúc của chúng ta? Điều gì ngăn chúng ta tìm thấy và giữ được tình yêu mà ta muốn có?
Người ta thường hay nhắc đến những câu chuyện tình yêu tan vỡ, cùng câu hỏi, "Tại sao nhiều cuộc tình lại tan vỡ?” Câu hỏi này thường đè nặng trong tâm trí chúng ta. Câu trả lời cho nhiều người trong chúng ta có thể tìm thấy bên trong. Dù biết hay không thì phần lớn chúng ta đều sợ yêu. Dù nỗi sợ của chúng ta có thể biểu lộ theo nhiều cách khác nhau hoặc ở những giai đoạn khác nhau trong một mối quan hệ, chúng ta đều dùng đến những cơ chế phòng vệ mà ta tin rằng sẽ bảo vệ chúng ta tránh bị tổn thương ở mức độ nào đó. Những cơ chế phòng vệ đó có thể mang đến cho ta một ảo tưởng sai lầm về sự an toàn, nhưng chúng ngăn ta đạt được sự gần gũi cảm xúc mà chúng ta khao khát nhất. Vậy điều gì đã thúc đẩy nỗi sợ gần gũi cảm xúc của chúng ta? Điều gì ngăn chúng ta tìm thấy và giữ được tình yêu mà ta muốn có?
1. Tình yêu đích thực làm chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương. Một mối quan hệ mới là lãnh thổ chưa có người thám hiểm, và hầu hết chúng ta sợ những điều chưa biết. Để cho bản thân bắt đầu yêu có nghĩa là đón nhận một rủi ro có thật. Chúng ta đang đặt rất nhiều niềm tin vào người khác, cho phép họ ảnh hưởng đến chúng ta, điều đó làm chúng ta cảm thấy bị phơi bày và dễ bị tổn thương. Những phòng vệ cốt lõi của chúng ta đang bị thách thức. Chúng ta có xu hướng tin rằng chúng ta càng quan tâm thì chúng ta càng có khả năng bị tổn thương.
2. Tình yêu mới khơi gợi lại những tổn thương trong quá khứ. Khi chúng ta bước vào một mối quan hệ, chúng ta hiếm khi ý thức được đầy đủ mình từng bị quá khứ tác động ra sao. Những cách chúng ta bị tổn thương ở những mối quan hệ trước, bắt đầu từ thời thơ ấu của chúng ta, ảnh hưởng mạnh đến cách ta nhìn nhận về người mà chúng ta gần gũi cũng như cách chúng ta hành xử trong mối quan hệ tình cảm của mình. Những động lực cũ, tiêu cực có thể làm chúng ta thận trọng trong việc mở lòng trước người mới. Chúng ta có thể tránh xa việc gần gũi cảm xúc, vì nó gợi lại những cảm xúc bị tổn thương, mất mát, tức giận hoặc bị từ chối trong quá khứ. Tiến sĩ Pat Love từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn với PsychAlive “khi bạn khao khát một thứ gì đó, như tình yêu, nó trở nên gắn chặt với nỗi đau”, nỗi đau bạn cảm nhận khi không có nó trong quá khứ.
3. Tình yêu thách thức một bản sắc tâm lý cũ. Nhiều người vật lộn với cảm giác không được yêu thương nằm bên dưới. Chúng ta có một “giọng nói chỉ trích nội tâm”, hành xử giống như một huấn luyện viên độc ác bên trong đầu óc của chúng ta, nói rằng chúng ta vô giá trị hoặc không xứng đáng có hạnh phúc. Vị huấn luyện viên này được hình thành từ trải nghiệm tuổi thơ đau khổ và những thái độ chỉ trích mà chúng ta tiếp xúc hồi bé.
Trong khi những thái độ đó có thể gây tổn thương, thì theo thời gian, chúng trở nên ăn sâu trong chúng ta. Khi trưởng thành, chúng ta có thể không xem chúng như một kẻ thù, mà thay vào đó chấp nhận quan điểm tiêu cực của chúng. Những ý nghĩ có tính chỉ trích đó thường gây hại và khó chịu nhưng chúng cũng đem đến thoải mái vì tính quen thuộc của chúng. Khi người khác nhìn nhận chúng ta khác với giọng nói nội tâm của chúng ta, yêu thương và đánh giá cao chúng ta thì chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy không thoải mái và phòng vệ.
4. Niềm vui thực sự đi cùng với nỗi đau thực sự. Bất cứ lúc nào mà chúng ta trải nghiệm trọn vẹn niềm vui đích thực hay cảm nhận được sự quý giá của cuộc sống ở mức độ cảm xúc thì chúng ta thường nghĩ mình sẽ phải chịu đựng rất nhiều nỗi buồn. Nhiều người né tránh những thứ sẽ làm chúng ta hạnh phúc nhất, vì chúng cũng làm họ cảm thấy đau đớn. Điều ngược lại cũng đúng. Chúng ta không thể làm chai sạn bản thân trước nỗi buồn mà không làm chai sạn bản thân trước niềm vui. Chúng ta có thể do dự “dốc hết lòng” cho tình yêu, vì sợ nó sẽ khuấy động nỗi buồn trong chúng ta.
5. Tình yêu thường không đồng đều. Nhiều người ngần ngại gắn bó vì người ấy “thích họ quá nhiều.” Họ sợ rằng nếu gắn bó với người này thì những cảm xúc của họ sẽ không phát triển, và người kia cuối cùng sẽ bị tổn thương hoặc cảm thấy bị từ chối. Sự thật là tình yêu thường không cân bằng, trong đó một người cảm thấy yêu nhiều hoặc ít hơn người kia. Những cảm xúc của chúng ta trước một ai đó là một thứ luôn thay đổi. Lúc này, chúng ta có thể cảm thấy tức giận, khó chịu hoặc thậm chí ghét một người chúng ta yêu. Lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi về tình cảm của chúng ta ngăn không cho chúng ta làm quen một ai đó đang bày tỏ sự yêu thích với chúng ta và có thể ngăn không cho chúng ta hình thành một mối quan hệ có thể thực sự làm chúng ta hạnh phúc.
6. Những mối quan hệ có thể phá vỡ mối quan hệ của bạn với gia đình. Những mối quan hệ có thể là biểu tượng của sự trưởng thành. Chúng tượng trưng cho việc bắt đầu cuộc sống của chúng ta với tư cách một con người độc lập, tự chủ. Sự phát triển này cũng có thể đại diện cho sự chia tay với gia đình của chúng ta. Giống như việc phá vỡ danh tính cũ, sự chia tay này không phải là về mặt vật lý. Đây không phải là từ bỏ gia đình của chúng ta theo nghĩa đen, mà đúng hơn là từ bỏ ở mức độ cảm xúc – không còn cảm giác giống như một đứa trẻ và tách khỏi những động năng tiêu cực đã giáng xuống các mối quan hệ đầu đời của chúng ta và định hình danh tính của chúng ta.
7. Tình yêu gợi ra nỗi sợ hiện sinh. Càng có nhiều thì chúng ta càng có nhiều thứ để mất. Một người nào đó càng có ý nghĩa với ta thì chúng ta càng sợ mất họ. Khi bắt đầu yêu, chúng ta không chỉ đối mặt với nỗi sợ mất người yêu mà chúng ta còn trở nên ý thức hơn về cái chết của mình. Cuộc sống của chúng ta có nhiều giá trị và ý nghĩa hơn, do đó ý nghĩ về việc đánh mất nó trở nên đáng sợ hơn. Trong nỗ lực để che giấu nỗi sợ này, chúng ta có thể tập trung vào nhiều mối quan tâm hời hợt bên ngoài, gây gổ với người yêu của chúng ta hoặc, ở những trường hợp cực đoan, là từ bỏ mối quan hệ. Chúng ta hiếm khi nhận ra mình đang chống lại những nỗi sợ hiện sinh đó như thế nào. Chúng ta thậm chí còn tìm cách hợp lý hóa với bản thân bằng cả triệu lý do tại sao ta không nên có mối quan hệ này. Tuy nhiên, cái thực sự đang điều khiển chúng ta là những nỗi sợ mất mát sâu sắc đó.
Hầu hết mỗi quan hệ đều đem đến những khó khăn, thách thức. Hiểu được những nỗi sợ gần gũi cảm xúc (sợ thân mật) của chúng ta và chúng nhào nặn hành vi của ta như thế nào là một bước quan trọng để có một mối quan hệ lâu dài và thỏa mãn. Những nỗi sợ đó có thể được che đậy bằng những lời biện hộ khác nhau về lý do tại sao mọi việc không đi đến đâu, tuy nhiên chúng ta có thể bất ngờ khi biết được tất cả những cách mà chúng ta đang tự làm hại mình khi trở nên gần gũi một ai đó. Bằng cách hiểu bản thân, chúng ta đem lại cho mình cơ hội tốt nhất để tìm thấy và duy trì tình yêu lâu dài.
Tác giả: Tiến sĩ Lisa Firestone là nhà tâm lý học lâm sàng, tác giả và Giám đốc của Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục Glendon.
Nguồn: Tamlyhoctoipham.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Kiểu tình yêu khiến con người hạnh phúc nhất Thứ Năm, 23/06/2022, 00:00
- Có nhất thiết phải kết hôn không? Thứ Năm, 23/06/2022, 00:00
- Hiệu ứng chậu hoa: Không dám bước ra khỏi vùng an toàn Thứ Hai, 20/06/2022, 00:00
- 14 cách giữ gìn hôn nhân hạnh phúc lỗi thời Thứ Sáu, 17/06/2022, 12:17
- Cô nàng ánh dương yêu đời Thứ Năm, 16/06/2022, 00:00
- Những kiến thức tâm lý học đơn giản mà hữu dụng Thứ Năm, 16/06/2022, 00:00
- 10 vấn đề xã hội hàng đầu mà thanh thiếu niên gặp phải ngày nay Thứ Năm, 16/06/2022, 00:00
- Làm sao xoa dịu nỗi buồn Thứ Năm, 09/06/2022, 00:00
- Sống thử trước hôn nhân - Tại sao không? Thứ Hai, 06/06/2022, 00:00
- "Nối lại tình xưa" với người yêu cũ - Nên hay không? Thứ Hai, 06/06/2022, 00:00
- 7 câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định chia tay Thứ Sáu, 03/06/2022, 00:00
- Bệnh "độc thân" Thứ Năm, 02/06/2022, 00:00