5 quy tắc quan trọng khi dùng tampon thay băng vệ sinh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Màng trinh có thể bị rách nếu sử dụng tampon không? Sử dụng tampon không đúng cách có thể khiến chị em gặp tác dụng phụ là hội chứng sốc độc tố nguy hiểm tính mạng. 5 quy tắc quan trọng sau giúp bạn dùng tampon an toàn và hiệu quả hơn hẳn.
1. Tampon có mùi thơm đôi khi không tốt
Không ít chị em lại rất thích dùng loại tampon có mùi thơm vì cho rằng mùi thơm này sẽ át đi mùi “khó chịu” của “cô bé” trong những ngày đến tháng. Nhưng hầu hết các loại tampon khi được sử dụng bên trong “cô bé” thường cũng có khả năng tự phân tán mùi khó chịu của cô bé, vì vậy việc dùng tampon có mùi là không cần thiết.
Hơn nữa, XX nào có vùng “cấm” nhạy cảm thì sẽ rất dễ dị ứng và bị kích thích với các loại tampon có mùi thơm. Hãy chọn tampon không có mùi thơm, nguy cơ dị ứng và bị kích thích khó chịu vùng kín cũng sẽ giảm hẳn.
Một số chị em có quan niệm sai lầm là chọn loại tampon có độ thấm hút nhiều thì có thể giữ tampon trong “cô bé” được lâu hơn. Nhưng thực tế thì tampon không nên “ngụ” trong “cô bé” quá lâu sau 8 tiếng. Các loại tampon thường được thiết kế cho phù hợp với chu kì nguyệt san ít, bình thường, nhiều hay rất nhiều.
Bởi vậy, bạn hãy chọn loại tampon có độ thấm hút phù hợp với mình chứ đừng chọn theo tưởng tượng! Thường thì sau 4-8 tiếng, bạn nên thay tampon. Nếu trước 4 tiếng đã phải thay tampon thì bạn nên chọn loại thấm hút nhiều hơn. Còn sau 8 tiếng mà thấy tampon chưa thấm hút nhiều thì nên chuyển sang loại thấm hút ít hơn.
3. Có thể dùng tampon qua đêm
Câu trả lời là đúng vậy. Chị em có thể dùng tampon qua đêm nếu giấc ngủ của bạn chỉ kéo dài nhất là 8 tiếng. Tampon có thể “ở’ trong “cô bé” trong khoảng 8 tiếng dù là ngày hay đêm và không ảnh hưởng gì khi chị em cử động trong lúc ngủ. Nhưng hãy lưu ý là nên đưa tampon mới vào “cô bé” trước khi đi ngủ và lấy ra ngay sáng hôm sau.
Còn trong trường hợp bạn ngủ hơn 8 tiếng thì nên dùng BVS (băng vệ sinh) cho an toàn hơn. Có nhiều trường hợp, dùng tampon quá lâu trong thời gian ngủ có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố. Hội chứng này thường chỉ gặp ở những người dùng tampon hơn là với những ai dùng BVS bình thường.
Có thể bạn sẽ cho rằng, tampon và BVS cùng làm nhiệm vụ thấm hút nguyệt san, do đó BVS mỏng cả ngày cũng có thể thấm dịch âm đạo bình thường thì tampon cũng làm được như vậy. Nhưng thực ra, tampon chỉ được sử dụng khi bạn có nguyệt san và không sử dụng cho bất kì nhu cầu vệ sinh nào khác. Nếu cần giải đáp liên quan đến dịch âm đạo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ đừng tự ý dùng vật thấm hút nào.
Nếu cho rằng dùng hai tampon tức là độ thấm hút sẽ tăng gấp đôi thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Cho mỗi lần sử dụng, bạn chỉ được đưa một tampon vào bên trong “cô bé”. Nếu tampon thấm hút không đủ, hãy chọn loại thấm hút tốt hơn, hoặc dùng loại siêu thấm, hoặc dùng thêm BVS phòng khi nguyệt san chảy ra ngoài.
Dùng cùng lúc hai tampon không những không có tác dụng nhân đôi mà có khi còn tạo ra phản ứng, gây kích thích hoặc khó chịu. Thậm chí, trong một vài trường hợp không kiểm soát được, chị em có thể gặp phải hội chứng sốc độc tố nguy hiểm do tampon gây ra.
Lượt xem: 1063
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00