Viêm gan siêu vi B Thứ Tư, 04/06/2014, 00:00
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang virus viêm gan B cao trên thế giới, cứ 8 người thì có 1 bị nhiễm. Tỷ lệ nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B (HBV) trong các bệnh viêm gan cấp từ 37,8-43,5%, có khả năng chuyển sang bị viêm gan mạn tính, tiến triển tới xơ gan và ung thư gan, dẫn đến tử vong sớm do không phát hiện và điều trị đúng cách.
Theo tiến sĩ Cao Văn Viên - Phó Viện trưởng Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới - thống kê tại Viện cho thấy, trong 685 trường hợp bệnh gan có dấu ấn virus thì 452 trường hợp là viêm gan cấp, 160 trường hợp là viêm gan mạn tính và 73 ca xơ gan.
Viêm gan siêu vi B là gì?
Viêm gan siêu vi B gây ra bởi siêu vi B, một virus DNA có vỏ, một khi tấn công tế bào gan, gây hủy hoại và viêm. Nhiễm trùng có thể cấp hay mạn đi từ nhiễm trùng không triệu chứng tự khỏi đến bệnh rất nặng: thể tối cấp rất hiếm, có kết cục tử vong.
Viêm gan siêu B lây qua những con đường nào?
Viên gan B là một bệnh truyền nhiễm, nó có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành qua những con đường sau đây.
- Truyền máu
- Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy xước, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích ma tuý, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu...
- Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai... ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh
- Truyền từ mẹ sang con.
Phòng tránh viêm gan siêu vi B như thế nào?
Ý thức được các con đường lây nhiễm của viêm gan siêu vi B để có cách phòng tránh trong từng tình huống cụ thể. Ngoài ra, tiêm phòng viêm gan siêu vi B là một cách để bạn tự giúp mình và giúp con bạn tránh được nguy cơ lây nhiễm.
Vì sao phải tiêm phòng?
Đối với trẻ em: Nếu không được bảo vệ tốt ngay khi chào đời, nguy cơ trẻ bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ sẽ lên tới 90%. Khi trưởng thành, các em dễ bị xơ gan hoặc viêm gan mạn tính. Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém, nên việc tiêm ngừa đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.
Đối với người lớn: Nếu chưa bị nhiễm việc tiêm phòng có thể giảm được nguy cơ mắc viêm gan B và những hậu quả có thể.
Ai cần tiêm ngừa viêm gan siêu vi B?
Tất cả mọi người chưa nhiễm viêm gan B đều cần được tiêm phòng. Ưu tiên cho đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.
Với điều kiện của Việt Nam hiện nay chỉ mới phổ cập tiêm ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh cho cả một thế hệ, trẻ bị nhiễm ở lứa tuổi sơ sinh rất dễ chuyển thành mạn tính và trở thành nguồn lây.
Chủng ngừa viêm gan siêu vi B được xem là rất an toàn và chưa có một chống chỉ định nào – nghĩa là ai cũng chủng ngừa được.
Có nên xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan siêu vi B?
Với trẻ sơ sinh
Tiêm chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm.
Với trẻ em và người lớn
Ở Việt Nam có đến 15% dân số bị nhiễm viêm gan siêu vi B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm. Do đó, trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa)
- Viêm gan siêu vi B cấp có HbsAg(+), men gan tăng cao 3-4 lần bình thường nhưng tự khỏi trong 90-95% bệnh nhân, có sự biến mất HBsAg và tế bào gan lành lại sau 4-6 tuần lễ mắc bệnh. Khoảng 5-10% viêm gan B lại diễn tiến thành thể mạn tính có HbsAg(+) lâu dài trong máu, một số ít diễn tiến viêm gan mạn có xét nghiệm máu HbsAg(+), Hbc(+): khó làm ở nước ta, men gan SGOT, SGPT tăng nhẹ, HbeAg(+).
- Nếu HBsAg (-) va antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.
- Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là cơ thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.
- Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.
Lịch tiêm ngừa viêm gan siêu vi B như thế nào?
Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa: 0-1-6, có nghĩa là hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, còn mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách sáu tháng tính từ mũi đầu tiên. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt cần kích thích nhanh đáp ứng miễn dịch của cơ thể, nhất là ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên 12 tháng là mũi tiêm nhắc lại.
Trạm y tế xã, trung tâm y tế phường, bệnh viện huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia là những nơi bạn có thể đưa con em mình đến để tiêm phòng viêm gan B theo lịch tiêm chủng quốc gia.
Đối với người lớn, trước khi tiêm phòng viêm gan B, cần phải đi xét nghiệm xem mình đã bị nhiễm bệnh chưa, do đó, bạn nên tìm đến những địa chỉ tin cậy có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất để có thể cho kết quả xét nghiệm một cách chính xác.
Ở thành phố Hồ Chí Minh: Trung Tâm Chẩn Ðoán Y Khoa đường Hoà Hảo hay Viện Pasteur.
Ở Hà Nội: Tung tâm y tế dự phòng 50C Hàng Bài, Bnh viện Bạch Mai, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới là những địa chỉ bạn có thể tìm đến.
Có phải khi nào mắc viêm gan siêu vi B cũng phải điều trị?
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần phải điều trị hay không. Những người chỉ có HBsAg(+ ) thường là tình cờ phát hiện sau khi thử máu, cócần phải chích ngừa không? Những người này không thể chích ngừa vì vô ích, không tác dụng, phí tiền. Những người này hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì là người bệnh nếu không thử máu gọi là người lành mang mầm bệnh. Bạn vẫn có thể sống bình thường với siêu vi B đến suốt đời không sao cả. Có điều thỉnh thoảng nên thử men gan xem có viêm gan mạn mới cần điều trị. Bạn không cần phải ăn kiêng vì gan bạn không thương tổn, có điều nên chích ngừa cho những người thân tránh nhiễm thêm. Bạn không cần phải điều trị với bất cứ thuốc gì vì đến nay y học vẫn chưa khám phá ra thuốc nào diệt được siêu vi B thật sự ngay cả Interferon. Người ta đã thấy Interferon trị tốt viêm gan mạn đến 40-50% nhưng với người lành mang mầm bệnh thuốc lại ít tác dụng. Bạn cũng không cần Liv 52, Legalon, Carsil. Chỉ phí tiền và uống 5,6 tháng cũng không thay đổi gì tình trạng bạn được.
Người viêm gan mạn là người có tiền sử viêm gan nhiều tháng, nhiều năm trước đây có những dấu hiệu gợi ý như đau hạ sườn phải, mệt mỏi, ăn khó tiêu nhất là các chất mỡ. Thử máu có HBsAg + , HBeAg+ , AntiHBc+ và men gan hay SGOT SGPT tăng trên 50UI/ml. Tùy theo tình trạng tài chính, bác sĩ có thể cho dùng các thuốc không chuyên biệt, giảm thiểu tổn thương tế bào gan như Nissel, Fortec, Legalon, hoặc thuốc thật đắt tiền như Interferon.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Quan hệ tình dục không an toàn và những hậu quả Thứ Sáu, 05/04/2024, 00:00
- Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- DẤU HIỆU CỦA BỆNH LẬU Ở CẢ NAM VÀ NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục – những điều cần biết Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh nào? Thứ Tư, 27/12/2023, 00:00
- Quan hệ đồng tính nam và những nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Hai, 24/10/2022, 16:00
- Bệnh hột xoài Thứ Hai, 21/07/2014, 00:00
Các tin khác
- Bệnh sùi mào gà Thứ Năm, 20/03/2014, 00:00
- Bệnh mụn rộp sinh dục Thứ Tư, 19/03/2014, 00:00
- Viêm gan siêu vi B Thứ Ba, 18/03/2014, 00:00
- Bệnh Hạ cam Thứ Hai, 17/03/2014, 00:00
- Bệnh Giang mai Thứ Bẩy, 15/03/2014, 00:00
- Bệnh lậu Thứ Sáu, 14/03/2014, 00:00
- Bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) Thứ Năm, 13/03/2014, 00:00
- Tình yêu, hôn nhân và sinh đẻ của những người bị viêm gan B Thứ Tư, 05/03/2014, 00:00