Bệnh lậu Thứ Sáu, 14/03/2014, 00:00
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục được biết đến từ xưa. Đây là một bệnh nhiễm trùng, do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên.
Bệnh lậu lây truyền như thế nào?
Bệnh lậu có nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh lậu không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài phút, cũng như không thể sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, hay chân. Vì thế bệnh lậu không lây qua những hình thức giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn … Vi khuẩn lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa là ở cổ tử cung.
Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không được bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng). Ngoài ra, còn lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ.
Bệnh lậu biểu hiện như thế nào?
Nam giới: Thời gian ủ bệnh khoảng 2-7 ngày.
- Chảy mủ niệu đạo: Nhiều, đặc, sánh, màu vàng nhạt, hoặc trắng, tái diễn nhanh. - Đái buốt đầu bãi tiểu. - Phù nề bao quy đầu. - Sưng đau mào tinh hoàn. |
Nữ giới: Thời gian ủ bệnh từ 3-10 ngày, phần lớn không có biểu hiện gì, một số ít trường hợp cấp tính thì có biểu hiện như sau:
- Khí hư: Nhiều, đặc, sánh, màu xanh hoặc trắng. |
Bệnh lậu tiến triển như thế nào?
Bệnh lậu tiến triển chậm, âm ỉ, thỉnh thoảng có các đợt cấp thì mới có biểu hiện như trên đã mô tả. Các biểu hiện có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì, sau một thời gian lại tái diễn. Trong thời gian bệnh không có biểu hiện vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình.
Những biến chứng của bệnh lậu
Biến chứng của bệnh lậu chủ yếu là vô sinh, chửa ngoài tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS….
Bệnh lậu điều trị như thế nào?
Với những trường hợp bệnh lậu chưa có biến chứng, điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh. Hiện nay thường dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone, cefotaxime), hoặc Ciprofloxacine, Spectinomycine. Các thuốc trên được dùng đúng với một liều duy nhất tiêm hoặc uống.
Với những bệnh lậu có biến chứng (viêm mào tinh hoàn, viêm vòi trứng,…) việc điều trị phức tạp hơn, các kháng sinh được dùng với liều cao và kéo dài (2-4 tuần)
Nhiễm lậu cầu thường kèm theo nhiễm Chlamydia trachomatis do vậy cần kết hợp điều trị đồng thời cả lậu và Chlamydia trachomatis.
Điều quan trọng trong điều trị lậu nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung là phải tiến hành điều trị cả bạn tình.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Quan hệ tình dục không an toàn và những hậu quả Thứ Sáu, 05/04/2024, 00:00
- Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRICHOMONIASIS Thứ Hai, 11/03/2024, 00:00
- DẤU HIỆU CỦA BỆNH LẬU Ở CẢ NAM VÀ NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục – những điều cần biết Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh nào? Thứ Tư, 27/12/2023, 00:00
- Quan hệ đồng tính nam và những nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Hai, 24/10/2022, 16:00
- Bệnh hột xoài Thứ Hai, 21/07/2014, 00:00
- Viêm gan siêu vi B Thứ Tư, 04/06/2014, 00:00
- Bệnh sùi mào gà Thứ Năm, 20/03/2014, 00:00
Các tin khác
- Bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) Thứ Năm, 13/03/2014, 00:00
- Tình yêu, hôn nhân và sinh đẻ của những người bị viêm gan B Thứ Tư, 05/03/2014, 00:00