Vì sao viêm nhiễm hay tái phát Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Gần đây, chẳng hiểu vì lý do gì, “vùng kín” của Hà bỗng dưng “lâm bệnh”. Nó ra rất nhiều khí hư màu vàng và cứ ngứa ngáy liên miên. Quyết tâm đi khám, Hà được kết luận là nhiễm nấm. Đem đơn thuốc của bác sĩ về điều trị, các triệu trứng này đã giảm hẳn. Thế nhưng chỉ sau một tháng ngừng thuốc, “cô bé” lại nổi loạn với những biểu hiện dữ dội hơn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Hà cũng như nhiều người khác sống dở chết dở vì sự tái nhiễm? Cùng Tâm sự bạn trẻ lý giải điều này, bạn nhé!
“Cãi” lời bác sĩ
Chia sẻ nguyên nhân vì sao viêm nhiễm dễ quay trở lại, tư vấn viên Thủy Tiên của Tâm sự bạn sẻ chia sẻ: “Có thể tại đơn thuốc đó chưa thực sự hiệu quả, nhưng phần nhiều do bệnh nhân hay “cãi” lời bác sĩ. Chẳng hạn, có bệnh nhân đã được dặn dò cẩn thận là phải uống hết thuốc, thế nhưng khi thấy các biểu hiện vừa thuyên giảm, họ đã vội vàng ngừng thuốc. Lúc đó, mầm bệnh mới suy yếu chứ chưa chết hẳn nên chỉ một thời gian sau nó sẽ quay lại. Còn có người tự chữa bệnh cho mình. Họ đi khám được một lần, tạm khỏi (tạm khỏi chứ chưa phải là khỏi hẳn nhé), lần sau tái nhiễm với những triệu chứng tương tự lại đem đơn thuốc đó ra chữa trị. Mà biểu hiện của bệnh phụ khoa thì hầu như là giống nhau nên rất dễ dẫn đến tình trạng bệnh này, thuốc nọ. Đấy là chưa kể cùng một bệnh nhưng phác đồ điều trị ở những lần khác nhau là hoàn toàn khác nhau”.
Cũng theo tư vấn viên Thủy Tiên mỗi bệnh nhân đến khám đều được dặn dò rất kĩ là tái khám sau khi hết thuốc nhưng số người quay lại chỉ đếm trên đầu ngón tay (mà phần nhiều là do vẫn còn biểu hiện của bệnh). Cũng do không được chữa tận gốc nên mầm bệnh tái nhiễm là điều dễ hiểu.
Vẫn quan hệ khi đang điều trị bệnh
Thông thường, khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ luôn dặn dò bệnh nhân cần kiêng khem “chuyện ấy” cho đến khi khỏi hẳn. Thế nhưng nhiều người lại coi nhẹ lời dặn dò này. Họ quan hệ tình dục ngay trong quá trình điều trị bệnh mà không biết rằng mầm bệnh sẽ lây sang bạn tình và khi mình đã chữa khỏi thì mầm bệnh ở bạn tình lại lây sang cho mình. Bao cao su cũng có thể hạn chế tình trạng này, thế nhưng nó cũng không phải là biện pháp lý tưởng. Bởi thực tế thì việc này chỉ có thể phần nào hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho đối tác, còn với những bạn nữ đang điều trị, quan hệ tình dục dù có bao cao su bảo vệ vẫn làm nguy cơ viêm nhiễm cao hơn do vi khuẩn gây bệnh được đẩy vào sâu trong âm đạo hơn trong quá trình giao hợp.
Không những thế, quá trình “lâm trận” sẽ diễn ra sự có xát và điều này sẽ gây ra các tổn thương, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển mạnh hơn. Do đó, kiêng kị khi đang điều trị bệnh chính là yếu tố sống còn trong điều trị viêm nhiễm.
Vệ sinh không đúng cách
Khi bị viêm nhiễm, nhiều người dù rất coi trọng đơn thuốc thế nhưng lại bỏ qua một khâu cơ bản là vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách mà không biết rằng mầm bệnh có thể xuất phát từ đây. Có người để quần chip nhiều ngày mới giặt hoặc phơi quần chip ngay trong nhà tắm, lại có người sạch sẽ đến mức cứ đi vệ sinh xong là lại rửa “vùng kín” bằng chất tẩy rửa chuyên dụng mà không biết rằng việc làm dụng này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh lý tự nhiên của “cô bé”.
Theo khuyến cáo các bác sĩ sản khoa, trong thời gian điều trị viêm nhiễm, cần thay quần chip ít nhất 2 lần một ngày vào sáng tối. Việc này càng cần thiết với những người được chỉ định đặt thuốc âm đạo. Quần chip cũng cần phải giặt ngay sau khi thay và phơi ở nơi nhiều ánh sáng
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa không khó, nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì. Do đó, đừng đốt cháy giai đoạn để mà “tiền mất, tật mang”, bạn nhé!
Thu Hoài
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00