Vì sao “cô bé” bị thâm đen? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
“Cô bé” bị thâm đen khiến nhiều XX bối rối
tamsubantre.org - Sở hữu một “cô bé” thâm đen đã khiến nhiều XX rơi vào hoàn cảnh “tình ngay, lý gian”!
Những nỗi oan “tày liếp”
Vừa nhìn thấy “cô bé” của nửa kia thâm đen khác thường, Đông bỗng chột dạ. “Không khéo phải “đổ vỏ” cho thằng khác thì chết”, anh thầm nghĩ. Vậy là, để mặc cô người yêu bé bỏng đang ngơ ngác, Đông nói dối vừa nhận được tin thằng bạn thân phải cấp cứu ở bệnh viện để “bỏ trốn”. Cũng kể từ đó, anh ngừng liên lạc hoàn tòan với người ấy bởi lý do: “Không thể chấp nhận được một cô gái đã “mất tem” ”.
Thấy bạn bè băn khoăn về kết luận của mình, Đông hờ hững đáp: “Kinh nghiệm của các cụ truyền lại: muốn biết nàng nào còn trinh hay không, chỉ cần xem sắc màu “vùng kín” là đủ. Với những cô gái đồng trinh, nhũ hoa và “cô bé” luôn hồng hào tươi tắn. Còn ai đã từng “nếm trái cấm” thì thôi rồi, những chỗ đó sẽ thâm đen”. Ngay sau khi được Đông “truyền giáo”, những chàng gà tồ thân thiết của anh cũng lập tức áp dụng cách đó để kiểm tra người yêu. Kết quả là, rất nhiều cuộc chia tay trong nước mắt đã diễn ra sau đó.
Không chỉ bị nghi ngờ là đã từng làm “chuyện ấy”, những XX có “vùng kín” thâm đen còn bị người yêu khẳng định: đang mắc bệnh truyền nhiễm. Đó chính là câu chuyện đau lòng của cô nàng tên Liên. Sau khi “lâm trận”, nửa kia của Liên chẳng hiểu sao bị ngứa ngáy “vùng kín”. Thế nhưng, chẳng cần tìm hiểu rõ ngọn ngành, anh ta nhất mực đổ vạ cho Liên, và kết tội: “Ngay từ lúc thấy chỗ ấy của em thâm đen, anh đã ngờ ngợ em đang có bệnh truyền nhiễm, nhưng không dám chắc lắm. Nhưng bây giờ, khi cái của anh lại “giở chứng” sau lần gặp gỡ duy nhất đó, anh dám khẳng định mình đúng. Nghe vậy, Liên chẳng biết phải phân bua thế nào. Chưa dừng lại ở đó, anh chàng này còn nằng nặc bắt Liên khai ra mình đang bị bệnh gì, có nguy hiểm không và đòi xin đơn thuốc để đem về cùng chữa.
Đừng tung những “tin vịt” về “cô bé”
Vì sao “cô bé” thâm đen?
Khi thấy “vùng kín” của XX không hồng hào như tưởng tượng, nhiều XY đã nghi ngờ này nọ và gây ra không ít chuyện dở khóc, dở cười. Trao đổi về vấn đề này, tư vấn viên Quỳnh Hương của Tâm sự bạn trẻ khẳng định: “Xuất phát từ thực tế, những người đã từng có quan hệ tình dục, “cô bé” thường thâm đen do sự cọ sát giữa hai bộ phận sinh dục, nhiều nguời lầm tưởng, tất cả những ai mà “vùng cấm địa” tối màu đều đã từng “nếm trái cấm”. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi màu sắc nơi nhạy cảm đó được quyết định bởi rất nhiều yếu tố chẳng liên quan gì đến đời sống tình dục. Đầu tiên là sắc tố da của mỗi người. Một người có làn da vốn đã đen thì đương nhiên “cô bé” cũng sẽ có “nước da” tương tự. Và ngược lại, nếu ai đó trắng trẻo, hồng hào thì “vùng kín” cũng sẽ được “thơm lây”.
Ngoài yếu tố bẩm sinh, di truyền, “nước da” của “cô bé” còn bị ảnh hưởng bởi tiền sử bị viêm nhiễm. Như vậy có nghĩa, nếu bạn là nạn nhân thường trực của các bệnh phụ khoa thì thông thường, “vùng kín” cũng sẽ bị thâm đen. Bởi vì, bệnh phụ khoa thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, và nếu bạn dùng tay gãi nhiều, nó sẽ tạo ra sự cọ xát, khiến “cô bé” bị đổi màu. Hiện tượng này diễn ra tương tự như ở vùng da nách – nơi bạn có thể dễ dàng quan sát. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với quan điểm: “vùng kín” thâm đen là do đang có bệnh truyền nhiễm gì đó. Bởi lẽ, màu sắc chỉ là hậu quả để lại, chứ không phải biểu hiện của bệnh. Nếu “cô bé” có bệnh thì nó sẽ kèm theo các biểu hiện như có mùi khó chịu, mẩn ngứa, có mụn, mủ....
Bên cạnh những nguyên nhân trên, “cô bé” của XX cũng không thể tươi tắn nếu bạn đã từng phá thai. Khi mang bầu, hooc-môn trong cơ thể thay đổi, dẫn tới hiện tượng nhũ hoa và “chỗ ấy” trở nên sẫm màu hơn bình thường. Thêm vào đó, sự tác động của các dụng cụ y tế cũng sẽ tác động lực ma sát lên nhiều nơi ở âm hộ, làm cho “cô bé” kém tươi tắn.
Một “vùng kín” thâm đen có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, thế nên, đứng trước hiện tượng này, đừng vội kết tội cho XX cho đến khi bạn có những bằng chứng xác thực, XY nhé!
Mai Ka
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00